Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Năm 2016, kinh tế duy trì mức ổn định và có bước phát triển, Thu ngân sách đạt kết quả cao, an sinh xã hội được quan tâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 11,08% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng 9,93%; Thương mại, dịch vụ tăng 16,37%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,21%;

Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện: công nghiệp, xây dựng 52%; Dịch vụ 34,64%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 13,36%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệu đồng/người/năm; văn hóa- xã hội tiếp tục được duy trì và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững (cơ cấu kinh tế các nhóm ngành được thể hiện ở Hình 4.2).

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2016

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016) 4.1.3. Dân số lao động, việc làm

Tính đến năm 2016 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 250.121 người với 62306 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện từ năm 2014- 2016 là 1,21%/năm. 34,64% 13,36% 52% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.145 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2016, toàn huyện có 250.121 người. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2016 của huyện là 77.987 lao động, tốc độ tăng bình quân trong 03 năm 2014-2016 là 7,57%năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.355 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 21%. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp.

- Mức sống - thu nhập:

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 33,5 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân nông thôn toàn thành phố.

Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2016 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 1,31%.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và cảnh quan môi trường

- Thuận lợi:

Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà nội – Thái Nguyên đi qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa giữa huyện với và các địa phương khác trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội.

Thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện địa chất ổn định nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và công nghiệp.

Huyện Gia Lâm có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. đây là một trong những yếu tố góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

- Khó khăn:

Một số lĩnh vực triển khai còn chậm như chuyển đổi mô hình quản lý chợ; quản lý phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi còn lỏng lẻo; Công tác dồn điền đổi thửa còn chậm, đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và rủi ro.

Công tác quản lý đất đai còn hạn chế, buông lỏng; tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm, Chính sách của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là khu vực phát triển mở rộng đô thị còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của thành phố còn yếu, nhiều vấn đề bất cập chưa đi sát với thực tế.

Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu; năng lực, trình độ của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được theo yêu cầu của nhiệm vụ.

4.1.4.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Những kết quả đã đạt được:

Nền kinh tế của huyện phát triển ổn định, bền vững; nâng cao chất lượng hiệu quả và đầu tư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng được hoàn thiện, nhiều khu đô thị mới với các dịch vụ chức năng hiện đại được xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở của người dân.

Huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống, cơ cấu kinh tế của Huyện phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề. Một số xã là những làng nghề lâu năm

nổi tiếng đã tạo thương hiệu riêng mà cả nước biết đến như: Gốm Bát Tràng, thuộc da và dát vàng mã xã Kiêu Kỵ, thuốc Nam, thuốc Bắc và may mặc xã Ninh Hiệp, diêm gỗ xã Đình Xuyên...

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa - xã hội thực hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

- Những hạn chế cần khắc phục:

Chuyển dịch cơ cấu trong phát triển nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, thủ công; việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; chưa có vùng sản xuất hàng hóa công nghệ cao; đầu tư sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú trọng.

Hạ tầng thương mại dịch vụ chưa được đầu tư nhiều, chất lượng phục vụ chưa cao, công tác phối hợp phòng chống buôn lậu, sản xuất hàng giả gian lận thương mại chưa chặt chẽ.

Công tác thu hút đầu tư chưa thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực mạnh; một số dự án được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện hoặc chậm triển khai, đầu tư sai quy hoạch phải xử lý thu hồi. Hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp chưa đồng bộ, chưa quan tâm đến việc xử lý môi trường trong các cụm công nghiệp; lao động còn thiếu; hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa cao. Do đó trong những năm tới cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, khoa học, tăng cường khai thác và huy động mọi nguồn lực bao gồm nội lực và ngoại lực tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN GIA LÂM THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.2.1 Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Gia Lâm 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gia Lâm 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gia Lâm

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, huyện Gia Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên 11.472,99 ha (bảng 4.1).

Đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 6.118,4547 ha chiếm 53,3239% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm,

trồng lúa, trồng cây lâu năm) là 5.829,3117 ha; Đất lâm nghiệp 38,9988 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản 196,2079 ha; Đất nông nghiệp khác 53,9363 ha.

Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 5.178,9514 ha chiếm 45,1404% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất ở 1.309,1480 ha; Đất chuyên dùng 2.653,6673; Đất tôn giáo tín ngưỡng 23,7781 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1257 ha; Đất mặt nước chuyên dùng 1.093,6144 ha; Đất phi nông nghiệp khác 9,6179 ha.

Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 175,5848 ha do UBND xã quản lý chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2016

TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 11.472,9909 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 6.118,4547 53,3239 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 5.178,9514 45,1404 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 175,5848 1,5304

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2016) Nhận xét: Huyện Gia Lâm đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp khá cao và có xu thế tăng cao nữa, diện tích đất chưa sử dụng rất thấp và các loại đất đã được khai thác triệt để, hiệu quả sử dụng đất ngày càng nâng cao góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người nông dân.

4.2.1.2. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại huyện Gia Lâm

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2015 Thực hiện Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 25/9/2014 của UBND Thành phố; Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 08/10/2014 của UBND Huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với đơn vị tư vấn và UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện và bàn giao sản phẩm cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2015 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện là 11.671,24 ha, tăng 198,25 ha so với kỳ

kiểm kê năm 2010 (11.274,7409 ha). Nguyên nhân tăng là do trước đây thống kê, tổng hợp chưa chính xác.

* Công tác điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2017

Thực hiện Luật đất đai 2013; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 30/3/2015 của UBND Thành phố; Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 25/4/2015 của UBND huyện Gia Lâm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn rà soát kết quả thực hiện các danh mục, công trình dự án có sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2015; xác định nhu cầu SDĐ giai đoạn 2016-2020; xác định Kế hoạch SDĐ năm 2017.

Sau khi tổng hợp nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trên địa bàn Huyện, Phòng đã tham mưu UBND Huyện trình Hội đồng nhân dân Huyện phê duyệt danh mục các công trình, dự án sử dụng đất năm 2017 gồm 50 công trình, dự án với tổng diện tích sử dụng là 178,35 ha (11 dự án được phê duyệt trong kế hoạch 2016, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cắm mốc; 21 dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch 2016 chuyển sang kế hoạch 2017 tiếp tục thực hiện; 18 dự án đăng ký mới trong kế hoạch 2017); đã tham mưu UBND Huyện trình Sở Tài nguyên Môi trường và UBND Thành phố phê quyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 (Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 chưa hoàn thành do Chính phủ và UBND Thành phố chưa phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất).

* Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận đăng ký đất đai

Năm 2016, UBND Huyện giao UBND các xã, thị trấn cấp 4000 GCNQSDĐ (cấp lần đầu) và giấy xác nhận đăng ký đất đai. Đến hết ngày 31/12/2016, Phòng Tài nguyên môi trường đã tham mưu UBND Huyện cấp được 4.233 giấy bằng 105,8 % kế hoạch, trong đó:

- Số Giấy chứng nhận cấp lần đầu các trường hợp sử dụng đất ở cũ: 958 trường hợp, đạt 119,8% kế hoạch giao

- Số Giấy chứng nhận cấp cho các trường hợp trúng đấu giá, bán nhà theo Nghị định 34/CP, cấp đất tái định cư, cấp đất dịch vụ: 614 trường hợp.

* Công tác kiểm tra, rà soát quỹ đất công

UBND Huyện đã chỉ đạo UBND xã, thị trấn rà soát việc quản lý, sử dụng quỹ đất công. Ngày 27/8/2015, UBND Huyện có Quyết định số 4499/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công tại các xã, thị trấn. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công tại 22 xã, thị trấn. Qua kiểm tra cho thấy công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công đã từng bước đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn tình trạng: Thôn, tổ dân phố cho thuê đất; UBND xã, thị trấn ký hợp đồng cho các tổ chức thuê đất; UBND xã, thị trấn không trình UBND Huyện phê duyệt giá khởi điểm để cho thuê; nhiều diện tích đất còn để hoang hóa chưa đưa vào sử dụng.... Tổ công tác đã tham mưu UBND Huyện ban hành các văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng quỹ đất công tại các xã, thị trấn.. (Hướng dẫn mẫu hợp đồng cho thuê đất; hướng dẫn việc lập hồ sơ quản lý đất công; hướng dẫn việc trình, phê duyệt đơn giá khởi điểm để cho thuê ...). Thực hiện công khai tình hình quản lý và sử dụng quỹ đất công trên địa bàn huyện và xây dựng kế hoạch triển khai và yêu cầu các xã, thị trấn xử lý dứt điểm các tồn tại liên quan đến việc sử dụng, quản lý đất công.

* Công tác giải quyết đơn thư

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, Ủy ban nhân dân Huyện giao phòng Tài nguyên Môi trường kiểm tra, xác minh đơn thư của 138 vụ việc, trong đó: Đã giải quyết 101 vụ việc, đạt 73,1%; Chuyển thực hiện năm 2017 là 37 vụ việc.

* Công tác Dồn điền đổi thửa

Trên địa bàn Huyện có 05 xã thực hiện Dồn điền đổi thửa với tổng số thôn là 30 thôn, số hộ là 7677 hộ, tổng diện tích thực hiện dồn điền đổi thửa là 1.307,58 ha.

Đến hết ngày 31/12/2016, Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo các xã thực hiện dồn điền đổi thửa được 1.105,05 ha, đạt 84,51%.

* Công tác thanh tra, kiểm tra

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, môi trường đối với 54 đơn vị. Kết quả, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Huyện ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với 25 trường hợp,

với số tiền xử phạt là 67.000.000 đồng. Đến nay, 25 đơn vị đã nộp phạt với số tiền là 67.000.000 đồng.

Tham gia các Đoàn Thanh tra do UBND Huyện thành lập: Thanh tra công tác dồn điền đổi thửa tại thôn Đề Trụ 7, xã Dương Quang; Thanh tra việc thực hiện phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại khu Lò Gạch thôn Đề trụ 8, xã Dương Quang; Thanh tra công tác cấp GCN QSD đất tại 03 xã Đa Tốn, Kim Sơn, Yên Viên; Thanh tra việc tổ chức thực hiện phương án nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu Đầm bãi trên và Đầm bãi dưới tại xã Bát Tràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)