Nhận xét công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52)

2.5.5.1. Ưu điểm

-Thứ nhất: Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ và chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng.

-Thứ hai: Mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng sát với giá thị trường tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

- Thứ ba: Trình tự, thủ tục tiến hành BTHT&TĐC đã giải quyết những khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác GPMB đạt hiệu quả.

- Thứ tư: Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo cơ chế điều kiện vật chất, kỹ thuật trong công tác BTHT&TĐC.

BTHT&TĐC giữa các bộ ban ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

2.5.5.2. Những tồn tại, vướng mắc

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, chủ yếu như sau:

- Thứ nhất: Giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp

+ Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, có trường hợp sự chênh lệch này tỷ lệ khá cao.

+ Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc, trong cư dân ở những địa bàn giáp ranh giữa tỉnh này với tỉnh kia.

- Thứ hai: Chính sách hỗ trợ

+ Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân thu hồi đất là rất khó

+ Chính sách hỗ trợ không đủ, đặc biệt người có đất bị thu hồi hết đất nông nghiệp không biết làm gì vì không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật để vào làm các doanh nghiệp.

+ Việc thay đổi chính sách cùng với việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi.

Thứ ba: Cơ quan giải phóng mặt bằng chưa tuân thủ pháp luật

+ Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc cơ quan chức năng mập mờ tyrong quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân.

+ Sự yếu kém trong am hiểu pháp luật của cán bộ quản lý đất đai, cũng có thể xuất phát từ ý chí chủ quan, cố tình làm sai lệch hồ sơ, nguồn gốc đất, ăn chặn của người dân để hưởng lợi riêng của một bộ phận không nhỏ cán bộ,

người có quyền trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gây ra nhiều bức xúc, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài.

+ Việc cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng không công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho người dân biết làm cho người bị thu hồi đất không có được những thông tin cần thiết diễn ra phổ biến.

- Thứ tư: Vấn đề tái định cư còn chậm, chưa được quan tâm

+ Nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện công tác thu hồi đất ở. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu TĐC chung cho các dự án tại địa phương; có trường hợp người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở tạm cư từ 1- 2 năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu TĐC, một số khu TĐC lập nhưng không đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, nhiều khu tái định cư chất lượng kém, mới đi vào sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng.

+ Nhiều khu tái định cư thiếu diện tích phục vụ cộng cộng như sân chơi, trường học....

- Thứ năm: Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập

+ Việc xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của cấp xã đối với các trường hợp bị thu hồi có lúc, có nơi còn chậm. Hồ sơ quản lý đất đai còn thiếu ở nhiều nơi gây khó khăn cho việc xác nhận của các cấp chính quyền.

+ Công tác quản lý đất đai chưa được chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép, sai phép còn phổ biến và chưa được xử lý, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm gây khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

+ Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ các quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho công tác GPMB bị dây dưa kéo dài nhiều năm.

+ Ngoài ra, còn có sự yếu kém về năng lực, sự thiếu tích cực của một bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng; Ý thức của một bộ phận người dân còn thấp, còn có hiện tượng chây ỳ cố tình cản trở.

Như vậy, có thể thấy công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó vừa phải đảm bảo việc thực hiện

theo đúng chính sách của Nhà nước, vừa bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, quyền lợi của người bị thu hồi đất. Mặt khác chính việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống người dân, việc không đảm bảo được quyền lợi của người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến việc đơn thư, khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, gây lãng phí về đất đai, kinh phí để thực hiện dự án, cá biệt còn gây mất lòng tin của người dân, gây mất ổn định an ninh - xã hội. Hiện tại công tác bồi thường GPMB còn tồn tại nhiều bất cập, như: Chính sách về GPMB còn thay đổi nhiều, chồng chéo dẫn đến việc khó áp dụng, khó thực hiện; giá bồi thường về đất chưa đảm bảo được quyền lợi thực tế của người dân; các khoản hỗ trợ cho người dân do mất tư liệu sản xuất là đất chưa thực sự đáp ứng được đời sống sau khi bị thu hồi đất …Vì vậy, để đẩy nhanh công tác GPMB cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước trong việc giải quyết về chính sách GPMB nói chung; cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và người dân để công tác GPMB trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương.

Từ những lý do nêu trên, cần có những nghiên cứu cụ thể trong công tác GPMB, đánh giá được những ưu, nhược điểm cần khắc phục giúp đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các hộ dân được hưởng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các tổ chức sử dụng đất để thực hiện hai dự án:

+ Dự án xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

+ Dự án xây dựng Sở chỉ huy, cơ quan Bộ Tư lệnh Hải Quân tại các xã Đông Dư, Đa Tốn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Đối tượng thực hiện chính sách, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Cán bộ liên quan đến thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư).

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2017 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

3.3.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lâm

3.3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại 2 dự án nghiên cứu

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện trên địa bàn

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phản ánh đúng thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Gia Lâm, tác giả lựa chọn 02 dự án nghiên cứu trên với tiêu chí sau: phạm vi ảnh hưởng lớn, diện tích thu hồi đa dạng các loại hình sử dụng đất, mục đích thu hồi thực hiện dự án có sự khác nhau…. Do đó tác giả đã chọn dự án nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp và dự án Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải Quân tại xã Đa Tốn và xã Đông Dư là hai dự án đặc trưng trong việc thực hiện công tác bồi

3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu, các văn bản, các Nghị định, Thông tư của Chính phủ, các văn bản, quyết định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn huyện Gia Lâm tại các trang web của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm.

- Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Gia Lâm, Trung Tâm phát triển quỹ đất, Phòng kinh tế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm

3.4.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các cán bộ thực hiện dự án

Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất , thực hiện bồi thường, hỗ trợ nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân trong diện được bồi thường về đất, tài sản trên đất tại 02 dự án nghiên cứu theo mẫu phiếu soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi thể hiện các tiêu chí như: sự minh bạch; mức giá bồi thường, hỗ trợ; tiến độ thực hiện dự án, mục đích sử dụng số tiền được bồi thường hỗ trợ, những khó khăn sau khi bị thu hồi đất, tinh thần, thái độ của cán bộ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ...

- Tìm hiểu nguyên nhân tạo ra khó khăn trong công tác bồi thường thiệt hại bằng cách phỏng vấn trực tiếp cán bộ thực hiện công tác BT, HT, TĐC về những yếu tố tác động đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 02 dự án nghiên cứ qua các tiêu chí như: trình tự thực hiện BT, HT; đơn giá bồi thường về đất, tài sản trên đất; áp lực từ cấp trên trong quá trình thực hiện công tác BT, HT, TĐC; sự phản hồi của người dân bị thu hồi đất… Số phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

N n =

Trong đó:

n - Số phiếu điều tra;

N - Tổng số các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại dự án; e - Sai số tiêu chuẩn (e = 5% – 15 %, chọn e = 10%)

- Đối với dự án xây dựng khu nhà ở thấp tầng xã Ninh Hiệp có 176 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nên tổng số phiếu điều tra:

176 n =

1+176.(10%)2

≈ 64 (phiếu)

- Đối với dự án xây dựng Sở chỉ huy, cơ quan Bộ Tư lệnh Hải Quân tại các xã Đông Dư, Đa Tốn huyện Gia Lâm có tổng 536 hộ gia đình, cá nhân bị thu hôi đất, trong đó có 527 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp và 9 hộ gia đình bị thu hồi đất ở nên tổng số phiếu điều tra:

536 n =

1+536.(10%)2

≈ 84 (phiếu)

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất với tổng số phiếu là 148 phiếu. Dự án Khu nhà ở thấp tầng xã Ninh Hiệp là 64 phiếu điều tra trên 176 hộ bị thu hồi đất; Dự án xây dựng Sở chỉ huy, cơ quan Bộ Tư lệnh Hải Quân tại các xã Đông Dư, Đa Tốn huyện Gia Lâm là 84 phiếu điều tra trên 536 hộ bị thu hồi đất.

- Ngoài ra còn điều tra người trực tiếp thực hiện BT, HT, TĐC là 12 phiếu: trong đó có 6 phiếu của công chức địa chính xã Ninh Hiệp (mỗi xã có 2 công chức địa chính), 06 phiếu của cán bộ ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Gia Lâm.

3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các chính sách liên quan tiến hành phân tích, xử lý số liệu, tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Tổng hợp các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án.

3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở số liệu thu thập đã được phân tích, xử lý và tổng hợp được từ đó so sánh kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án của 02 dự án nghiên cứu và từ kết quả so sánh, tiến hành phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở các giai đoạn thực hiện dự án.

Dùng các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như: trình tự thực hiện, đơn giá bồi thường, chính sách hỗ trợ, tiến độ thực hiện, …

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA LÂM HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 11.472,9 ha.

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên (Hình 4.1).

Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính với nhiều tuyến giao thông nối liền với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 5, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên…), có nhiều cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp của Thành phố, Trung ương đóng trên địa bàn nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình

Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng

cho cảnh quan tự nhiên, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 52)