Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA LÂM HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 11.472,9 ha.

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên (Hình 4.1).

Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính với nhiều tuyến giao thông nối liền với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 5, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên…), có nhiều cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp của Thành phố, Trung ương đóng trên địa bàn nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình

Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng

cho cảnh quan tự nhiên, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2016, kinh tế duy trì mức ổn định và có bước phát triển, Thu ngân sách đạt kết quả cao, an sinh xã hội được quan tâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 11,08% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng 9,93%; Thương mại, dịch vụ tăng 16,37%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,21%;

Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện: công nghiệp, xây dựng 52%; Dịch vụ 34,64%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 13,36%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệu đồng/người/năm; văn hóa- xã hội tiếp tục được duy trì và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững (cơ cấu kinh tế các nhóm ngành được thể hiện ở Hình 4.2).

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2016

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016) 4.1.3. Dân số lao động, việc làm

Tính đến năm 2016 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 250.121 người với 62306 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện từ năm 2014- 2016 là 1,21%/năm. 34,64% 13,36% 52% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.145 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2016, toàn huyện có 250.121 người. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2016 của huyện là 77.987 lao động, tốc độ tăng bình quân trong 03 năm 2014-2016 là 7,57%năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.355 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 21%. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp.

- Mức sống - thu nhập:

Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 33,5 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập bình quân của cư dân nông thôn toàn thành phố.

Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2016 theo tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 1,31%.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và cảnh quan môi trường

- Thuận lợi:

Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà nội – Thái Nguyên đi qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa giữa huyện với và các địa phương khác trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội.

Thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện địa chất ổn định nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và công nghiệp.

Huyện Gia Lâm có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. đây là một trong những yếu tố góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

- Khó khăn:

Một số lĩnh vực triển khai còn chậm như chuyển đổi mô hình quản lý chợ; quản lý phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi còn lỏng lẻo; Công tác dồn điền đổi thửa còn chậm, đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và rủi ro.

Công tác quản lý đất đai còn hạn chế, buông lỏng; tiến độ giải phóng mặt bằng còn chậm, Chính sách của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là khu vực phát triển mở rộng đô thị còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của thành phố còn yếu, nhiều vấn đề bất cập chưa đi sát với thực tế.

Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu; năng lực, trình độ của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được theo yêu cầu của nhiệm vụ.

4.1.4.2. Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

- Những kết quả đã đạt được:

Nền kinh tế của huyện phát triển ổn định, bền vững; nâng cao chất lượng hiệu quả và đầu tư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng được hoàn thiện, nhiều khu đô thị mới với các dịch vụ chức năng hiện đại được xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở của người dân.

Huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống, cơ cấu kinh tế của Huyện phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề. Một số xã là những làng nghề lâu năm

nổi tiếng đã tạo thương hiệu riêng mà cả nước biết đến như: Gốm Bát Tràng, thuộc da và dát vàng mã xã Kiêu Kỵ, thuốc Nam, thuốc Bắc và may mặc xã Ninh Hiệp, diêm gỗ xã Đình Xuyên...

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa - xã hội thực hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

- Những hạn chế cần khắc phục:

Chuyển dịch cơ cấu trong phát triển nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, thủ công; việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; chưa có vùng sản xuất hàng hóa công nghệ cao; đầu tư sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú trọng.

Hạ tầng thương mại dịch vụ chưa được đầu tư nhiều, chất lượng phục vụ chưa cao, công tác phối hợp phòng chống buôn lậu, sản xuất hàng giả gian lận thương mại chưa chặt chẽ.

Công tác thu hút đầu tư chưa thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực mạnh; một số dự án được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện hoặc chậm triển khai, đầu tư sai quy hoạch phải xử lý thu hồi. Hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp chưa đồng bộ, chưa quan tâm đến việc xử lý môi trường trong các cụm công nghiệp; lao động còn thiếu; hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa cao. Do đó trong những năm tới cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể, khoa học, tăng cường khai thác và huy động mọi nguồn lực bao gồm nội lực và ngoại lực tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN GIA LÂM THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.2.1 Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Gia Lâm 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gia Lâm 4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Gia Lâm

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, huyện Gia Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên 11.472,99 ha (bảng 4.1).

Đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 6.118,4547 ha chiếm 53,3239% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm,

trồng lúa, trồng cây lâu năm) là 5.829,3117 ha; Đất lâm nghiệp 38,9988 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản 196,2079 ha; Đất nông nghiệp khác 53,9363 ha.

Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 5.178,9514 ha chiếm 45,1404% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất ở 1.309,1480 ha; Đất chuyên dùng 2.653,6673; Đất tôn giáo tín ngưỡng 23,7781 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1257 ha; Đất mặt nước chuyên dùng 1.093,6144 ha; Đất phi nông nghiệp khác 9,6179 ha.

Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 175,5848 ha do UBND xã quản lý chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60 - 65)