Cơ sở lý luận về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

Phần 2 Nghiên cứu tổng quan

2.2. Cơ sở lý luận về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

thành hệ thống QHSDĐ hoàn chỉnh. QHSDĐ cả nước là căn cứ của QHSDĐ các địa phương (tỉnh, huyện, xã). QHSDĐ cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh. Mặt khác, QHSDĐ của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện QHSDĐ của cả nước.

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành

Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của QHSDĐ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của QHSDĐ. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và tồn bộ, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo khơng gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và tồn cục (QHSDĐ).

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất

Bản chất của tính khả thi là sự biểu thị khả năng thực hiện của phương án QHSDĐ khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính tốn và thực tiễn. Do vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về lý luận, tính khả thi của phương án QHSDĐ bao hàm : (i) “Tính khả thi lý thuyết”- được xác định và tính tốn thơng qua các tiêu chí với những chỉ tiêu phù hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án QHSDĐ; (ii) “Tính khả thi thực tế” chỉ

có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt được khi triển khai thực hiện phương án QHSDĐ trong thực tiễn.

Trong điều kiện bình thường, khi triển khai thực hiện phương án QHSDĐ sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết’ và “Tính khả thi thực tế” thường khơng nhiều. Tuy nhiên, thực tế ln có những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án QHSDĐ do tác động của nhiều yếu tố khách quan như: tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi QHSDĐ; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển KT-XH; khả năng về các nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, an ninh quốc phòng; tác động của nền kinh tế quốc tế... (Võ Tử Can, 2006).

2.2.2. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

Hiệu quả là tổng hồ các lợi ích về KT-XH và mơi trường mà QHSDĐ sẽ đem lại khi có thể triển khai thực hiện phương án trong thực tiễn (với phương án đã được đảm bảo bởi các yếu tố khả thi).

QHSDĐ là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế của xã hội. Quá trình lập phương án QHSDĐ khá phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như các mối quan hệ sản xuất; hình thức sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Với cách tiếp cận như trên, cần phải lưu ý một số vấn đề khi xem xét hiệu quả QHSDĐ như:

- Hiệu quả của QHSDĐ phải được đánh giá trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ về kinh tế và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp;

- Khi xác định hiệu quả của QHSDĐ cần xem đồng thời giữa lợi ích của những người sử dụng đất với lợi ích của tồn xã hội;

- Đất đai là yếu tố của mơi trường tự nhiên, vì vậy cần phải chú ý đến các yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, cũng như giữ gìn các đặc điểm sinh thái của đất đai;

- Khi tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả cần tách bạch rõ phần hiệu quả đem lại của QHSDĐ thông qua các chỉ tiêu đồng nhất về chất lượng và có thể so sánh được về mặt số lượng (cần xác định hiệu quả theo từng nội dung của phương án QHSDĐ và từng đối tượng sử dụng đất);

cơ cấu sử dụng đất, cải tạo và bảo vệ đất, xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, cần tính đến hiệu quả của tất cả các biện pháp có liên quan được thực hiện cho đến khi định hình phương án QHSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)