Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)

2.3.2.1. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

a. Trước Luật đất đai năm 1988

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp. Từ năm 1981 đến năm 1986 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, hầu hết các quận huyện trong cả nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể cấp huyện.

b. Từ Luật đất đai 1988 đến Luật Đất đai 1993

Giai đoạn này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, QHSDĐ cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai QHSDĐ cấp xã trên phạm vi toàn quốc. Theo tinh thần của Luật Đất đai 1988, để tăng cường công tác quản lý đất đai, ngày 14 tháng 7 năm 1989 Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản quy định ban hành kèm theo Quyết định này quy định về điều kiện, đối tượng và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 6 tháng 11 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 364-CT về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới

hành chính tỉnh, huyện, xã. Thực hiện Chỉ thị này, các địa phương đã tiến hành xác định, cắm mốc địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5 năm 1993, Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước đã ban hành Quyết định số 77-QĐ-CT quy định kỹ thuật thành lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Ban chỉ đạo 364 của tỉnh phải lập phương án kinh tế - kỹ thuật thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp của tỉnh.

c. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai từ năm 1993 đến năm 2003

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vùng kinh tế. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ - CP ngày 01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phương. Từ năm 1994, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát QHSDĐ đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 57/2006/QH11 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) cả nước. QHSDĐ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Và trong giai đoạn này thành tích đáng kể đạt được là đã lập QHSDĐ cấp tỉnh đến năm 2010 được 59 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 223 đơn vị cấp huyện. Một số tồn tại một số hạn chế là lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt còn chậm, tính khả thi chưa cao. Phương thức sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất hợp lý; thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, bất cập; nợ đọng, trốn tránh tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều; xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm và không kịp thời.

d. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2003 đến trước ngày 1/7/2014

Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ, giành cả mục 2 với 10 điều, Nghị định số 181/2004/NĐ - CP với 29 điều.

Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ QHSDĐ là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Bản đồ QHSDĐ được lập 10 năm một lần gắn với kỳ QHSDĐ và bản đồ QHSDĐ cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 30/2004/TT- BTNMT và quy trình lập và điều chỉnh QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Sau đó, thông tư 19/2009/TT- BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên môi trường, quy định chi tiết việc lập, thẩm định, điều chỉnh QHSDĐ được ban hành thay thế cho Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ở trên. Hiện nay thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, quy định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Công tác QHSDĐ các cấp giai đoạn 2011 - 2020 đang được xúc tiến mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong cả nước. Thành tựu thu được trong giai đoạn này là đã cơ bản giao xong đất nông nghiệp cho gần 12 triệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, với diện tích gần 9,4 triệu ha; trong đó, đã cấp hơn 11,49 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tương ứng với 92,7% số đối tượng và 97,8% số diện tích); đã giao và cho thuê sử dụng vào mục đích chuyên dùng và xây dựng nhà ở là 44.691 dự án (công trình) với tổng diện tích là 405.910 ha.

e. Từ sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực tới nay

Luật Đất đai năm 2013 đã được ban hành và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2014 có một số các điều khoản sửa đổi bổ sung so với Luật Đất đai 2003 với việc thay đổi hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có 3 cấp gồm cấp quốc gia, tỉnh và huyện ngoài ra vẫn giữ 2 cấp quy hoạch ngành là quy hoạch đất quốc phòng và đất an ninh. Ngoài ra còn ban hành Nghị định 43/2014/NĐ – CP, ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về thi hành một số điều của luật đất đai, Thông tư 28/2014/TT – BTNMT, ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư 29/2014/TT – BTNMT, ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. BTNMT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.3.2.2. Công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất về cơ bản đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa. Kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Bộ mặt KT-XH nông thôn được cải thiện. Đất dành cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 của cả nước như sau (Nguyễn Minh Quang, 2016):

Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; QHSDĐ quốc phòng, đất an ninh; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; về quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiêp, cụm công nghiệp; rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Quyết định về việc đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai; phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện việc rà soát, sửa đổi các nội dung quy định của các văn bản hướng dẫn theo hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết của Quốc hội như sau:

a) Nhóm đất nông nghiệp

Đến năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010, kết quả thực hiện một số loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

Đất trồng lúa: theo Nghị quyết của Quốc Hội, trong 5 năm (2011 - 2015), diện tích đất trồng lúa được giảm 169,18 nghìn ha. Kết quả thực hiện đến năm 2015 cả nước có 4.030,75 nghìn ha, giảm gần 90 nghìn ha so với năm 2010, so với chỉ tiêu được Quốc hội cho phép thì diện tích đất trồng lúa vẫn nằm trong giới hạn cho phép giảm.

Đất rừng phòng hộ: Theo Nghị quyết của Quốc Hội, trong 5 năm (2011- 2015), diện tích đất rừng phòng hộ phải tăng thêm 30,53 nghìn ha và đạt 5.826 nghìn ha vào năm 2015. Kết quả thực hiện đến năm 2015 cả nước có 5.648,99 nghìn ha, thấp hơn so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội là 177,01 nghìn ha.

Đất rừng đặc dụng: Năm 2015, cả nước có 2.210,25 nghìn ha đất rừng đặc dụng, tăng 71,05 nghìn ha; cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội. Diện tích đất rừng đặc dụng tăng chủ yếu do thành lập mới và mở rộng một số khu bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc thù; bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học.

Đất rừng sản xuất: Năm 2015, cả nước có 7.840,91 nghìn ha đất rừng sản xuất, tăng 409,11 nghìn ha (do khoanh nuôi, trồng mới rừng) từ đất chưa sử dụng và chuyển đổi nội bộ 3 loại rừng; cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (7.917 nghìn ha).

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Giai đoạn 2011 - 2015, đất nuôi trồng thuỷ sản được bổ sung 59,28 nghìn ha từ đất trồng lúa bị nhiễm mặn, đất rừng và đất chưa

sử dụng. Năm 2015 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 749,11 nghìn ha, cơ bản đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội.

Đất làm muối: Giai đoạn 2011-2015, đất làm muối chuyển đổi sang các loại đất khác là 1,16 nghìn ha; năm 2015, cả nước có 16,70 nghìn ha đất làm muối, cao hơn gần 2 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội.

b)Nhóm đất phi nông nghiệp

Năm 2015, diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp là 4.049,11 nghìn ha, tăng 399,02 nghìn ha so với năm 2010, kết quả thực hiện một số loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:

Đất quốc phòng: Năm 2015, cả nước có 252,52 nghìn ha đất quốc phòng, đạt 67,88% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội.

Đất an ninh: Năm 2015, cả nước có 56,58 nghìn ha đất an ninh, đạt 72,38% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội. Việc giảm diện tích đất quốc phòng, đất an ninh là do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp với địa phương rà soát, chỉ đưa vào những công trình thực sự cần thiết, một phần diện tích chuyển trả cho các địa phương để sử dụng vào mục đích dân sự.

Đất khu công nghiệp: Theo Nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp phải đạt được 130 nghìn ha. Kết quả thực hiện đến hết năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng thêm 31,33 nghìn ha so với năm 2010, đạt 79,48% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội.

Đất giao thông: Năm 2015, diện tích đất giao thông có 691,18 nghìn ha, tăng 91,65 nghìn ha so với năm 2010, do xây dựng, nâng cấp, cải tạo trên 4,5 nghìn km đường quốc lộ, 70 nghìn km đường giao thông nông thôn,…

Đất thủy lợi: Năm 2015, diện tích đất thủy lợi có 391,46 nghìn ha, tăng 18,58 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân 3,72 nghìn ha/năm). Đất thủy lợi tăng do xây dựng và hoàn thiện trên 200 công trình thuỷ lợi lớn, trên 1.000 km kênh trục lớn, …

Đất cơ sở văn hoá: Năm 2015, diện tích đất cơ sở văn hoá có 19,62 nghìn ha, tăng 4,25 nghìn ha so với năm 2010, cao hơn 2,23 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (17,39 nghìn ha).

Đất cơ sở y tế: Năm 2015, diện tích đất cơ sở y tế có 8,20 nghìn ha, tăng 2,42 nghìn ha so với năm 2010, cao hơn 0,69 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (7,51 nghìn ha).

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Năm 2015, diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 50,34 nghìn ha, tăng 9,12 nghìn ha so với năm 2010; tuy nhiên vẫn còn thấp hơn 14,76 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (65,10 nghìn ha).

Đất cơ sở thể dục - thể thao: Năm 2015, diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao có 21,45 nghìn ha, tăng 5,17 nghìn ha so với năm 2010; tuy nhiên vẫn còn thấp hơn 5,99 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (27,44 nghìn ha). Trong đó có 9,27 nghìn ha đất làm sân golf với 58 sân golf thuộc 24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)