Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện yên dũng, bắc giang
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
4.1.3.1.Thuận lợi
Là huyện có vị trí thuận lợi như giáp TP Bắc Giang, có tuyến Quốc lộ 1 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế của địa phương. Huyện có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thuận lợi thích hợp cho việc sản xuất nông - lâm - thủy sản. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đàn gia súc: trâu, bị, dê, lợn và chăn mi gia cầm. Có điều kiện thuận lợi để hình thành các mơ hình sản xuất lúa, rau chất lượng cao và trang trại chăn nuôi kết hợp.
Công nghiệp và xây dựng có những thuận lợi nhất định để phát triển như nguồn lao động dồi dào, có nhiều ngành nghề phụ. Ngồi ra, huyện cịn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, trên cơ sở các làng nghề hiện có.
Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, phát triển thương mại - dịch vụ bền vững.
Yên Dũng có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên.
4.1.3.2.Những hạn chế, khó khăn
Diện tích đất đai hạn chế, đưới áp lực của việc mở rộng thành phố Bắc Giang cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng đất của địa phương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp.
Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nơng nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm và nặng tính thuần nơng dẫn đến tốc độ tăng trưởng chưa cao. Đời sống của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, như nhu cầu về văn hoá, giao dục... cần phải đổi mới và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp ít được doanh nghiệp đầu tư vì vị trí xa trung tâm, thị trường sản phẩm khó khăn. Tuy nhiên, trong thời giam tới cần mở rộng hợp tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của địa phương.
Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nơng nghiệp, năng suất lao động cịn thấp.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính tốn các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Trong giai đoạn 2010 – 2015, giá trị sản xuất (theo giá năm 2010) tăng bình quân hằng năm 18,87%, vượt 4,87% chỉ tiêu KH đề ra; trong đó nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng 7,96%, công nghiệp - xây dựng tăng 29,35%, dịch vụ tăng 13,55z%. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 26,75%, giảm 14,04%; công nghiệp - xây dựng chiếm 56,59%, tăng 19,98%; dịch vụ chiếm 16,66%, giảm 5,95% so với nhiệm kỳ đầu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,6 triệu đồng/người/năm, đạt 100,3% chỉ tiêu đề ra, tăng 13.03 triệu đồng so với năm 2010. Tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội cả giai đoạn đạt 7.511, 09 tỷ đồng, tăng 3.906,09 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra.