Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh bắc giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37)

Được sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sau 5 năm thực hiện QHSDĐ hầu hết các chỉ tiêu QHSDĐ đều đạt trên 50%, nhiều chỉ tiêu đạt trên 90%. Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo quy định. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.

Ưu điểm: những nơi đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp; việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; việc giao đất ở, đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thuận lợi. QHSDĐ đã

làm cơ sở cho việc giao đất phát triển giao thông, thủy lợi, các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, các đô thị mở rộng; quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển KT-XH trên địa bàn.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND các cấp để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp tại tỉnh Bắc Giang khá đồng bộ và kịp thời, góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu về đất cho các ngành và lĩnh vực phát triển. Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được phân bổ sử dụng trong QHSDĐ thời kỳ đầu 2010-2015. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại đó là:

- Về lập quy hoạch: QHSDĐ chưa dự báo hết nhu cầu sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực; hoặc có dự báo nhu cầu sử dụng đất nhưng dự kiến vị trí chưa phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Nên khi có nhà đầu tư thực hiện dự án thì phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. QHSDĐ chi tiết cấp xã mới chú trọng quy hoạch khu dân cư, đất xây dựng một số công trình công cộng phúc lợi xã hội cho địa phương cơ sở mà chưa dự báo đầy đủ đất cho các ngành, lĩnh vực của trung ương, của tỉnh và của huyện. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chung chung chưa cụ thể.

- Kinh phí để lập quy hoạch theo quy định được lấy từ nguồn ngân sách của từng cấp, trong khi đó nguồn ngân sách của nhiều huyện, nhiều xã lại rất khó khăn. - Còn có sự chồng chéo giữa QHSDĐ và quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch khác.

- Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác QHSDĐ của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp còn mỏng, nên việc đôn đốc và giúp đỡ cơ sở còn hạn chế.

- Nhiều huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn, UBND các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác lập QHSDĐ, đặc biệt là chính quyền một số đô thị đã có quy hoạch xây dựng đô thị và các huyện.

- Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã chưa đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Một số QHSDĐ còn hạn

chế về tầm nhìn chiến lược, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều trong quá trình triển khai thực hiện. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Từ một góc nhìn bao quát hơn, ta có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất là: “Việc phân bố lại nguồn lực đất đai quốc gia trong giới hạn không gian và thời gian xác định với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của đất đai, bảo vệ tốt hệ sinh thái và bền vững của môi trường; quy hoạch sử dụng đất cũng là hệ thống các giải pháp mang tính kinh tế - kỹ thuật - pháp lý để quản lý tài nguyên và tài sản đất đai quốc gia”. Từ đó thấy rằng quy hoạch sử dụng đất là “công cụ” quan trọng của người quản lý và cả của người sử dụng đất.

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất là việc tổ chức sử dụng tài nguyên đất đai của một vùng lãnh thổ cho những mục tiêu kinh tế - xã hội định trước, lấy đơn vị hành chính nhà nước làm khung nhưng không bị giới hạn bởi các đơn vị hành chính nhà nước nội bộ (cấp dưới) để giải bài toán của phát triển. Với vốn đất đai và lao động xác định, phải sắp xếp sao cho địa phương đó tiến lên với tốc độ mong muốn và hài hoà với cả nước. Quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được sự phối hợp sử dụng đất của các địa phương trong một vùng ra sao để đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển đồng thời đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai của toàn xã hội.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, việc sử dụng đất phải trải qua những điều chỉnh lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đất dùng cho sản xuất (tư liệu sản xuất) với các loại đất chuyên dùng (cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội)... thì quy hoạch sử dụng đất là công cụ và giải pháp quan trọng thể hiện ý chí của phát triển và trở thành cơ sở quyết định cho quy hoạch kế hoạch phát triển các chuyên ngành và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Yên Dũng

a. Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí đị lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng… - Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất, nước, nhân văn

- Thực trạng môi trường : Môi trường đất, nước, không khí…

b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Yên Dũng giai đoạn 2010 - 2015; - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ và du lịch giai đoạn 2010-2015;

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo các giai đoạn: Nông nghiệp; công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh vực khác;

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn; - Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

c. Đánh giá chung

3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Yên Dũng Yên Dũng

a. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng b. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng năm 2015

c. Biến động sử dụng đất huyện Yên Dũng giai đoạn 2010-2015.

3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Dũng năm 2020 huyện Yên Dũng

a) Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng đến 2020 b) Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đấttheo phương án quy hoạch đến 2015 c) Kết quả thực hiện dự án, công trình theo quy hoạch sử dụng đất thực hiện đến năm 2015

- Công trình đã thực hiện theo phương án quy hoạch được duyệt - Công trình chưa thực hiện theo phương án quy hoạch được duyệt.

d) Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng

- Những kết quả đạt được - Những tồn tại

- Nguyên nhân của các tồn tại.

3.1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất - Nâng cao chất lượng phương án QHSDĐ - Nâng cao chất lượng phương án QHSDĐ

- Xác định khả năng thực hiện công trình - Đánh giá và huy động nguồn vốn

- Tăng cường quản lý quy hoạch và đẩy mạnh truyền thông tin, truyền thông 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Tài liệu bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSDĐ và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của sở, các sở, viện nghiên cứu; các phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Trung tâm phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký đất đai … của huyện và từ các các xã trong huyện.

Số liệu được thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án và điều tra bổ sung từ thực địa. Các công trình, dự án thực hiện không đúng với phương án QHSDĐ sẽ được kiểm tra tại thực địa.

Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng; điều tra các thông tin, số liệu về biến động diện tích đất giai đoạn 2010 - 2015; số liệu chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm 2010, 2015; bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng năm 2005, năm 2010 và năm 2015; số liệu các chỉ tiêu chủ yếu trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng đến năm 2015.

Thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện; số liệu điều tra về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện.

3.2.2. Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tư liệu thu thập được, tiến hành thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện, chưa thực hiện, hủy bỏ, bổ sung theo quy hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

Công cụ sử dụng trong thống kê, phân tích, xử lý số liệu: exel với các ứng dụng tiện ích

Ngoài ra có thể dùng phương pháp bản đồ để xử lý các số liệu điều tra, thu thập bằng các phần mềm máy tính như Microstation, Mapinfo... và thể hiện kết quả bằng bản đồ để mô tả tính chất không gian và phân bổ các loại đất trong phương án quy hoạch.

3.2.3. Phương pháp so sánh, đánh giá

Trên cơ sở các chỉ tiêu, các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch, so sánh với kế hoạch sử dụng đất năm 2015 để tiến hành đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại chính trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Dũng; phân tích nguyên nhân tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục.

Tiêu chí đánh giá:

- Chỉ tiêu sử dụng đất: Tỷ lệ diện tích thực hiện so với kế hoạch đề ra (tính theo đơn vị %), tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp.

- Vị trí quy hoạch các công trình dự án (theo không gian) - Sự phát sinh các công trình mới

Tiến độ thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch (các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, các dự án chưa hoàn thành, các dự án hủy bỏ).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG, BẮC GIANG YÊN DŨNG, BẮC GIANG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương; - Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam;

- Phía Tây Bắc giáp huyện Việt Yên;

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu;

- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.

Huyện Yên Dũng nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên; trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Với vị trí địa lý trên, huyện Yên Dũng có nhiều cơ hội trao đổi, giao thương với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Yên Dũng chia thành 02 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

Theo kết quả phân cấp độ dốc, đất đai của huyện được chia ra như sau: - Đất có độ dốc dưới 30 có diện tích trên 15.784,37 ha, chiếm trên 82,90% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất có độ dốc từ 30 – 80 có diện tích 707,30 ha, chiếm tỷ lệ 3,70%. - Đất có độ dốc từ 80 – 150 có diện tích 947,96 ha, chiếm tỷ lệ 5,00%. - Đất có độ dốc trên 150 có diện tích 1.598,14 ha, chiếm tỷ lệ 8,40%.

Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254m so với mặt nước biển.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Với địa hình đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao. Tuy vậy địa hình cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp như xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hệ thống giao thông, thủy lợi…

4.1.1.3. Khí hậu

Yên Dũng nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau khí hậu thường khô hanh có kèm theo mưa phùn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,40C (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,00C. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 41,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,30C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.553 mm, năm cao nhất đạt tới 2.358 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 297 mm, cá biệt có năm lên tới 756 mm; tháng 12 có lượng mưa thấp nhất (16 mm), cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.

Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.722 giờ, thuộc loại tương đối cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37)