Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Cẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Cẩm

Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

a. Lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Lập dự toán đƣợc thực hiện từ cơ sở lên cơ quan tổng hợp cấp trên, nên dự toán thu có căn cứ rõ ràng, có tính tích cực và khả năng hiện thực. Dự toán đƣợc giao cho toàn ngành thuế thành phố Đà Nẵng, dựa vào kết quả thu của các Chi cục Thuế ở năm trƣớc Cục Thuế thành phố Đà Nẵng giao nhiệm vụ thu thuế cho các Chi cục thuế. Dự toán thu thuế TNDN của Chi cục thuế Quận Cẩm Lệ cũng giống nhƣ các loại sắc thuế khác cũng đƣợc Cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể.

Căn cứ dự toán thu đƣợc giao, tại Chi cục thuế quận Cẩm Lệ các Đội thuế lập phƣơng án thực hiện bao gồm các chỉ tiêu: dự kiến số phải thu (trên cơ sở số thuế kê khai năm cũ và dự kiến số thuế năm sau); số thuế nợ có khả năng thu từ kỳ trƣớc chuyển sang; số thuế tăng thêm qua kiểm tra.

Dựa vào cơ sở dữ liệu ngành (TMS) lập danh sách các doanh nghiệp lớn, trọng điểm trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp: Vốn chủ sỡ hữu, doanh thu, số thuế nộp NSNN các năm trƣớc để lựa chọn DN có

quy mô lớn đƣa vào danh sách DN trọng điểm, dự kiến số thuế phải nộp trong năm của các DN này ít nhất chiếm 70% dự toán thu, có kế hoạch phân công cho từng công chức giám sát tình hình kê khai thuế và phối hợp đôn đốc nộp thuế từng tháng.

Ngoài việc tăng cƣờng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cơ quan thuế, tại trụ sở ngƣời nộp thuế, Đội kiểm tra thuế tập trung khai thác nguồn thu phát sinh trên địa bàn đƣợc giao quản lý nhƣ: các hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp thay nhà thầu nƣớc ngoài, thuế xây dựng vãng lai, hoạt động bán hàng đa cấp, sổ xố điện toán, kinh doanh bán hàng qua mạng và các loại hình kinh doanh mới phát sinh để bổ sung vào nguồn thu NSNN nhằm thực hiện đạt và vƣợt so với dự toán giao.

Ưu điểm:

-Chi cục thuế quận Cẩm Lệ đã triển khai việc quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tức là mỗi đội quản lý, theo dõi một công đoạn trong quá trình từ khi tính thuế đến khi nộp thuế vào NSNN của NNT, do đó đã tăng cƣờng tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế để thực hiện dự toán thu NSNN nói chung và thuế TNDN nói riêng.

-Với công tác tổ chức thu thuế TNDN, Chi cục giao nhiệm vụ cho từng đội, cán bộ, sát sao theo dõi các khoản thu thuế TNDN theo từng quý, từng năm, từng ngành nghề kinh doanh, rà soát kê khai thuế nhằm khai thác triệt để các khoản thuế TNDN phát sinh trên địa bàn, nhƣ vậy việc thực hiện dự toán thu thuế TNDN đƣợc dễ dàng, tạo động lực cũng nhƣ trách nhiệm cho mỗi cán bộ, mỗi đội hoàn thành nhiệm vụ thu dự toán.

-Ngoài ra, công tác tham mƣu, đề xuất các giải pháp thiết thực, gắn với đặc thù địa bàn quận để đảm bảo việc chỉ đạo thu thuế kịp thời, hiệu quả trong đó có thuế TNDN, đề xuất và tổ chức các đợt kiểm tra chống thất thu nhà hàng, khách sạn, xăng dầu… để đảm bảo dự toán thu đƣợc thực hiện tốt.

Nhược điểm:

Phƣơng pháp phân tích và lập dự toán thu còn khá thủ công, lạc hậu chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại; chƣa đáp ứng yêu cầu trong hoạch định chính sách.

b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế

Quy trình:

Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập và hoạt động tuân theo Luật doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh thành phố Đà Nẵng sẽ hƣớng dẫn lập và nhận hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp theo quy định.

Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa CQT và cơ quan đăng ký kinh doanh hiện hành. Bộ phận kê khai- kế toán thuế kiểm tra, đối chiếu các thông tin nhận từ cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định.

Hệ thống đăng ký thuế của CQT thực hiện tiếp nhận thông tin phản hồi từ hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia của cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Trƣờng hợp cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối cấp mã số kinh doanh, hệ thống đăng ký thuế tự động cập nhật trạng thái từ chối cấp MST cho NNT.

+ Trƣờng hợp cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận cấp mã số doanh nghiệp, hệ thống đăng ký thuế tự động cập nhật toàn bộ thông tin của NNT vào cơ sở dữ liệu của hệ thống đăng ký thuế, đồng thời truyền dữ liệu của NNT lên trang thông tin điện tử chính thức của ngành Thuế.

Bộ phận Kê khai- Kế toán thuế có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực các thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế của NNT vào hệ thống ứng dụng đăng ký thuế của ngành và thực hiện điều chỉnh theo quy

định các thông tin trên hệ thống đăng ký thuế. Toàn bộ thông tin về tình trạng NNT (đang hoạt động, ngừng hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh) đƣợc hệ thống cập nhật tự động lên trang thông tin điện tử ngành thuế theo địa chỉ www.gdt.gov.vn.

Sau khi đƣợc cấp MST, NNT thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, trong đó có nộp hồ sơ khai thuế điện tử. Sau khi nộp hồ sơ khai thuế điện tử, hệ thống thông tin quản lý thuế tại Chi cục thuế sẽ tự động kiểm tra, nhận dữ liệu kê khai thuế đƣợc chuyển từ hệ thống khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế để đƣa vào hệ thống quản lý thuế đầy đủ, nguyên trạng nhƣ hồ sơ gốc lƣu tại cơ sở dữ liệu khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế.

Ưu điểm:

-Quy trình Đăng ký thuế có sự phối hợp thực hiện giữa CQT và cơ quan đăng ký kinh doanh đảm bảo việc cấp MST đƣợc thực hiện hiệu quả hơn. Toàn bộ thông tin về NNT đƣợc hệ thống cập nhật tự động, kịp thời lên trang thông tin điện tử ngành thuế đảm bảo công khai thông tin, tình hình hoạt động DN và việc khai thác thông tin NNT đƣợc thực hiện nhanh chóng, dễ dàng…

-Việc triển khai và vận hành thành công NBRS (hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia) đã là một thành công lớn, khắc phục đƣợc rất nhiều những tồn tại gần nhƣ không thể xử lý đƣợc trong suốt nhiều chục năm qua nhƣ việc tránh trùng tên (mới), DN không đăng ký MST, DN thành lập rồi biến mất mà không ai biết... việc tra cứu thông tin DN trên hệ thống đã giúp ích rất nhiều cho cả cơ quan quản lý Nhà nƣớc và NNT.

-Về kê khai thuế điện tử có nhiều tiện ích cả về thủ tục hành chính và kinh tế nhƣng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng DN sử dụng dịch vụ công hay tƣ vẫn phải trả phí cho nhà cung ứng. Kê khai thuế qua mạng, DN sẽ phải trả phí, cụ thể sẽ gồm phí cho chữ ký số khi đăng ký (USB Token) (khoảng 500.000 đồng) và phí duy trì chứng thực (khoảng 1.000.000 đồng/năm). Tuy

nhiên, chi phí bỏ ra không đáng kể so với lợi ích mà kê khai thuế qua mạng đem lại cho DN, cụ thể:

+Ngƣời nộp thuế có thể nộp hồ sơ khai thuế 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần mà không lệ thuộc giờ làm việc hành chính của cơ quan thuế.

+Hồ sơ khai thuế qua mạng có tính pháp lý cao, dễ tổ chức lƣu trữ lâu dài, giảm chi phí giấy tờ, in ấn, giảm chi phí thời gian nộp hồ sơ cho ngƣời nộp thuế.

+Khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế, ngƣời nộp thuế có thể đƣợc cung cấp thêm những tiện ích khác thông qua cổng điện tử của cơ quan thuế. Trong trƣờng hợp bị mất dữ liệu hồ sơ khai thuế, ngƣời nộp thuế có thể đề nghị cơ quan thuế hỗ trợ cung cấp ngƣợc lại hồ sơ mà mình đã gửi trƣớc đây.

+Khi nộp hồ sơ khai thuế qua mạng, cơ quan thuế sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh đƣợc sai sót trong khâu nhập tin, tạo điều kiện cho cơ quan thuế lƣu trữ hồ sơ dạng điện tử, tiết kiệm đƣợc NSNN trong công tác luân chuyển, lƣu trữ hồ sơ.

+Việc triển khai dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí đi lại, thời gian và công sức chờ đợi do không phải đến trực tiếp, không phụ thuộc giờ làm việc của quầy giao dịch, đồng thời, khẳng định sự hợp tác, phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa ngân hàng với Tổng cục Thuế trong việc triển khai dự án Hiện đại hóa dịch vụ thu NSNN, nằm trong lộ trình thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

c. Công tác kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế tại cơ quan quản lý thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế: Kiểm tra bằng phƣơng pháp thủ công hoặc kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng.

Dựa vào cơ sở dữ liệu của ngành (TMS) kết xuất dữ liệu khai thuế, nộp thuế để thực hiện lựa chọn danh sách ngƣời nộp thuế kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tối thiểu 20% số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động thuộc đối tƣợng quản lý thuế.

Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, nếu có nghi vấn thì lập danh sách, trình Lãnh đạo duyệt, ra thông báo yêu cầu giải trình (giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp tại CQT), nếu phát hiện trốn thuế, gian lận thuế, lập danh sách trình Lãnh đạo duyệt bổ sung kế hoạch thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: Căn cứ kế hoạnh kiểm tra theo rủi ro, theo chuyên đề đã đƣợc phê duyệt, Đội kiểm tra thuế lập kế hoạch cụ thể, đề ra mức phấn đấu thực hiện hàng tháng, quý và Đội kiểm tra giao nhiệm vụ cho từng đoàn kiểm tra, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra thuế trong năm về cả số lƣợng và chất lƣợng. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT bao gồm:

Bƣớc 1: Công bố Quyết định kiểm tra thuế

Bƣớc 2: Tiến hành kiểm tra: đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, Báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế

Bƣớc 3: Lập biên bản kiểm tra Bƣớc 4: Xử lý kết quả kiểm tra thuế

- Phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản (vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì không quá 30 ngày làm việc): ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế.

- Không phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính: ban hành Kết luận kiểm tra

Ưu điểm:

-Việc thực hiện chính sách NNT tự tính, tự kê khai thuế đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế và NNT, NNT chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình, CQT có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm các luật thuế và xử lý theo đúng quy định. Việc kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính và tờ khai thuế của các DN sẽ giúp cán bộ phát hiện kịp thời các sai phạm và nếu nghi ngờ về các sai phạm nghiêm trọng sẽ tiến hành kiểm tra tại cơ sở các DN.

-Tại Chi cục thuế Cẩm Lệ, Đội KT-KTNB và bộ phận pháp chế (Đội TT-HT-NV-DT) phối hợp thực hiện tuân thủ theo quy trình ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền và công bằng, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu quản lý, phân tích hồ sơ cho đến kiểm tra thực tế hoạt động tại trụ sở NNT đảm bảo công tác kiểm tra đƣợc thực hiện hiệu quả, chất lƣợng và công khai, minh bạch.

-Mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đƣợc xử lý nghiêm minh. Đảm bảo mọi hậu quả do vi phạm hành chính về thuế gây ra đều đƣợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Mức xử phạt và thời hiệu xử phạt đƣợc quy định cụ thể đối với từng hình thức vi phạm có xét tới tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. Nhiều Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn về xử phạt hành chính về thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đƣợc ban hành nhằm đảm bảo công tác xử lý vi phạm đƣợc thực hiện đúng quy định.

Nhược điểm:

-Cán bộ kiểm tra chƣa khai thác, phân tích các thông tin trên hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính của DN có tại Chi cục để phục vụ công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện sai phạm.

-Thực hiện kiểm tra DN theo rủi ro dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin để phân tích đánh giá, nhƣng thực tế hệ thống cơ sở dữ liệu chƣa đầy đủ, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế để lựa chọn đơn vị có rủi ro cao.

-Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng của cán bộ, trình độ cán bộ kiểm tra còn hạn chế so với mức độ gian lận ngày càng tinh vi của DN. Lực lƣợng kiểm tra còn ít so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai- tự nộp và khối lƣợng DN cần kiểm tra quá lớn.

d. Quản lý nợ

Quy trình quản lý nợ bao gồm: xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ.

Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ: Bộ phận quản lý nợ là đầu mối tham mƣu cho lãnh đạo Chi cục thuế giao chỉ tiêu thu nợ cho các bộ phận trong Chi cục. Đầu tiên xác định số tiền thuế nợ năm đã thực hiện và lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch. Dựa trên căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã đƣợc xác định và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ mà CQT cấp trên hƣớng dẫn hàng năm cộng với phân tích, dự báo tình hình kinh tế và các chính sách về quản lý nợ mới ban hành để từ đó:

+ Đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch.

+ Đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định.

+ Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Chi cục thuế quản lý;

+ Dự kiến, trình lãnh đạo Chi cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội quản lý nợ và các đội tham gia thực hiện quy trình;

+ Giao nhiệm vụ thu tiền thuế nợ trực tiếp cho công chức thuộc đội quản lý nợ.

Đôn đốc thu và xử lý số tiền thuế nợ: Phân công quản lý nợ thuế, các bộ phận đƣợc giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ (bộ phận kiểm tra thuế, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất, trƣớc bạ và thu khác…), đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 1 đến 90 ngày. Trƣờng hợp đã quá thời hạn 60 ngày trở lên thì thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cƣỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91. Thực hiện phân loại tiền thuế nợ và thực hiện đôn đốc thu nộp.

Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)