QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trƣớc hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý. Thuật ngữ quản lý có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của từng ngành khoa học.

Theo nghĩa chung nhất: Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp

với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất.

Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội. Quản lý thuế ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà nƣớc và gắn chặt với quyền lực của Nhà nƣớc. Để có đủ nguồn lực tài chính duy trì bộ máy quyền lực của mình, Nhà nƣớc luôn tìm ra phƣơng thức quản lý có hiệu quả nhất để đạt đƣợc mục tiêu và phát huy tối đa vai trò của thuế trong đời sống thực tiễn.

Quản lý thuế là tất cả hoạt động của Nhà nước có liên quan đến thuế bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế; ban hành pháp luật thuế và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế.

Cách tiếp cận quản lý thuế nêu trên cho thấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, trách nhiệm quản lý thuế trƣớc hết thuộc về Nhà nƣớc. Để đảm bảo thực thi trách nhiệm này, Nhà nƣớc giao trách nhiệm quản lý thuế cho Bộ Tài Chính mà trực tiếp là hai cơ quan quản lý thuế: Cơ quan thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) và cơ quan hải quan (Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan). Trong đó, cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với các khoản thu nội địa bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN. Cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về hải quan, thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nƣớc.

- Thứ hai, đối tƣợng quản lý thuế: là ngƣời nộp thuế bao gồm ba nhóm đối tƣợng chính sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức, cá nhân, khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay cho ngƣời nộp thuế.

- Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là nhằm quản lý nguồn thu chủ yếu của NSNN bằng pháp luật thông qua việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế; đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

- Thứ tƣ, quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.

- Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nƣớc và quá trình này phải tuân thủ các quy luật khách quan.

Tóm lại, khái niệm quản lý thuế đƣợc định nghĩa: Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. Trong đó, thuế TNDN là một trong những sắc thuế mà Nhà nƣớc đang quản lý. Nhƣ vậy:

Quản lý Thuế TNDN là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế TNDN vào NSNN.

1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý Thuế TNDN

Mục tiêu quản lý thuế TNDN:

Nhằm quản lý nguồn thu từ thuế TNDN vào NSNN bằng pháp luật thông qua việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời nộp thuế, cơ

quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế TNDN; đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế TNDN vào NSNN. Cụ thể:

Nhằm tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu.

Nhằm tối thiểu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN.

Tăng cƣờng ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các tổ chức kinh tế và ngƣời nộp thuế.

Xây dựng một nền hành chính thuế giúp thay đổi bộ mặt của ngành thuế, và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Tạo sự minh bạch về thể chế chính sách và quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế.

Nguyên tắc quản lý thuế TNDN:

-Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc, nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng;

-Việc quản lý thuế TNDN đƣợc thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

-Việc quản lý thuế TNDN phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế;

-Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế TNDN bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NNT, đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý thuế TNDN;

-Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, lựa chọn đối tƣợng để kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế TNDN.

1.2.3. Đặc điểm của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

So với các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế hay quản lý thuế TNDN nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng nhƣ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở đƣợc đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nƣớc. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân đƣợc công bằng, bình đẳng.

- Quản lý thuế đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp hành chính. Nội dung của phƣơng pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con ngƣời, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nƣớc khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nƣớc cấp dƣới phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tƣợng bị quản lý ( ngƣời nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phƣơng pháp hành chính trong quản lý thuế còn hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bƣớc công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm

bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản. - Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp.

1.2.4. Nội dung quản lý Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Các nội dung quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về NNT; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Ở Việt Nam Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/Q đã thiết lập khung pháp lý chung và áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cả các chính sách thuế, nhất quán trong nội dung quản lý giữa các sắc thuế cho nên nội dung quản lý thuế TNDN cũng bao gồm tất cả các nội dung quản lý thuế, và đƣợc tổng hợp trong các nội dung chính sau:

a. Lập dự toán thu thuế

Dự toán thu thuế dựa trên kế hoạch kinh tế- xã hội và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của cả nƣớc, từng ngành, địa phƣơng, khu vực kinh tế. Tổng cục thuế giao kế hoạch thu thuế cho các Cục Thuế. Cục Thuế giao nhiệm vụ thu NSNN cho các Chi cục Thuế. Các Chi cục thuế tổ chức thực hiện dự toán này.

b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế

Bất kì DN nào mới thành lập cũng phải tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế tại các cơ quan thuế. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay với số lƣợng ngƣời nộp thuế lớn và tăng nhanh thì công tác đăng ký thuế là công tác đƣợc quan tâm đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý thuế, nếu DN kinh doanh nhƣng không tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế sẽ là một

Các DN tiến hành kê khai theo mẫu quy định về tất cả thông tin cũng nhƣ số thuế của DN mình. Thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN. Định kỳ theo thời gian quy định, DN tự kê khai, tính và nộp thuế vào NSNN.

Cũng thông qua việc đăng ký, kê khai này, cơ quan thuế có thể quản lý đƣợc thông tin về NNT, là cơ sở để thực hiện các công tác quản lý thuế tiếp theo, đồng thời đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

c. Thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế theo quy trình cụ thể, từ việc nghiên cứu, phân tích hồ sơ khai thuế, chọn những hồ sơ khai thuế có dấu hiệu bất thƣờng, rủi ro cao để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Sau đó ra quyết định thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa và phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nhƣ: vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế, nhóm phân tích phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính thông tin, các nghi vấn cần DN cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với DN để làm rõ.

Vì vậy, một trong những nội dung quản lý thuế là cơ quan thuế phải thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng để góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo sự bình đẳng và công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế.

d. Quản lý nợ

một khâu quan trọng, là một chức năng chính của quản lý thuế. Công tác này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức nộp thuế của NNT nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế.

Quản lý nợ thuế: Là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của NNT.

Cƣỡng chế nợ thuế: kịp thời phát hiện và xử lý NNT nợ tiền thuế, tiền phạt đã quá thời gian quy định hoặc NNT có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì phải tiến hành cƣỡng chế để buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào NSNN.

Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế: Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là hai nội dung khác biệt và độc lập với nhau nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết, tƣơng hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế hiệu quả. Thông qua các phƣơng pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, cơ quan thuế xác định đƣợc những khoản nợ cần ƣu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế phù hợp với từng đối tƣợng nợ thuế. Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc nợ của cơ quan thuế đối với ngƣời nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lƣợng các khoản nợ khó thu giảm đi và điều này có tác động làm giảm khối lƣợng công việc cƣỡng chế nợ thuế và giúp giảm bớt chi phí cƣỡng chế. Công tác cƣỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lƣợng các khoản nợ đang đƣợc theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi và từ đó khối lƣợng công việc quản lý nợ cũng giảm theo.

e. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế. Đặc biệt, từ khi chuyển sang cơ chế tự khai - tự nộp, vai trò của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngày càng đƣợc chú trọng hơn nữa.

Để tuyên truyền chính sách thuế đến NNT cơ quan thuế có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhƣ:

- Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo. - Tuyên truyền qua trang thông tin điện tử.

- Tuyên truyền qua các phƣơng tiện truyền thông.

- Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, áp phích, ấn phẩm và qua các hình thức khác.

Và để hỗ trợ giải quyết những vƣớng mắc về thuế trong quá trình thực hiện của NNT,cơ quan thuế nên:

- Tổ chức tập huấn cho NNT. - Tổ chức đối thoại với NNT.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 28)