Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.

nghiệp.

a. Mức độ thực hiện dự toán thuế TNDN

Cơ quan thuế triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cƣờng chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng và khai

thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN; đồng thời đẩy mạnh công tác hỗ trợ, đối thoại DN để giải quyết kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc, tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển SXKD, mở rộng thị trƣờng. Tất cả những công tác này nhằm mục đích thực hiện công tác quản lý thuế hiệu quả, đảm bảo số thu theo dự toán, tránh thất thu ngân sách. Dự toán là con số cụ thể, có căn cứ nên các cơ quan thuế luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, cao hơn nữa là vƣợt dự toán giao cho đơn vị mình. Tất cả các nguồn thu cũng nhƣ các sắc thuế đều phải thực hiện dự toán, và thuế TNDN cũng đƣợc dự toán cụ thể. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và quản lý thuế TNDN nói riêng.

Đánh giá số thu và tình hình thực hiện dự toán thu thông qua các chỉ tiêu sau:

Tổng thu thuế TNDN qua các năm Tỷ lệ thực hiện so

với dự toán =

Số thu đã thực hiện tại thời điểm 31/12/N

x 100% Số thu NSNN dự toán tại năm N

Tỷ lệ thực hiện so với năm trước =

Số thu đã thực hiện tại thời điểm 31/12/N

x 100% Số thu đã thực hiện tại thời điểm 31/12/N-1

b. Kết quả công tác quản lý kê khai thuế TNDN

Khi các đối tƣợng nộp thuế vi phạm các quy định về thủ tục thuế, ví dụ nhƣ: vi phạm về chậm đăng ký MST, chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định…sẽ ảnh hƣởng đến việc kê khai, nộp thuế đúng hạn của NNT. CQT các cấp thực hiện hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đăng ký MST, nộp hồ sơ khai thuế của các DN trên địa bàn quản lý, nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn đạt 100%. Số vi phạm về chậm đăng ký MST và chậm nộp hồ sơ khai thuế TNDN ngày càng giảm thể hiện công tác quản lý kê khai thuế TNDN ngày càng tốt, có quản lý tốt số DN hoạt động

đăng ký, kê khai thuế TNDN thì các công việc tiếp theo trong công tác quản lý thuế TNDN mới đƣợc tiến hành tốt.

c. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra

Hiện nay, số thuế nộp vào NSNN rất dễ bị thất thu, chủ yếu từ ý thức của NNT, mặc dù cơ quan thuế đang từng bƣớc nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho NNT tuy nhiên việc áp dụng chính sách thuế mới, một bộ phận NNT lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý để trục lợi và chiếm dụng tiền thuế của NSNN. Vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra ngày càng nặng nề hơn, các cơ quan thuế cần huy động các nguồn lực, tập trung đẩy nhanh, mạnh việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm, đặc biệt là kiểm tra tại DN. Số thuế TNDN tăng thêm qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ thể hiện chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ công tác quản lý thuế của CQT.

Đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thông qua các chỉ tiêu sau:

Số thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ DN sai phạm qua thanh tra,

kiểm tra =

Số DN phát hiện có sai phạm Số DN đã kiểm tra

Tỷ lệ số thuế TNDN truy thu sau thanh tra, kiểm tra: nhằm đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện dự toán thu thuế TNDN.

Tỷ lệ số thuế TNDN truy thu sau thanh tra, kiểm tra

=

Tổng số thuế TNDN truy thu

sau thanh tra, kiểm tra x 100% Tổng thu thuế TNDN trong năm

d. Kết quả công tác quản lý nợ thuế TNDN

Chú trọng, tập trung theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN, tình hình nợ thuế để theo dõi chính xác số tiền thuế nợ của từng NNT. Đẩy

mạnh việc thực hiện đôn đốc thu hồi nợ đọng và tăng cƣờng các biện pháp quản lý nợ, để đánh giá cụ thể hơn công tác quản lý nợ có thể sử dụng tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách, thuế TNDN cũng áp dụng tỷ lệ nợ thuế này tức là tỷ lệ nợ thuế TNDN trên tổng thu thuế TNDN, tỷ lệ này càng thấp càng thể hiện công tác quản lý nợ đƣợc thực hiện tốt, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu hạ thấp tỷ lệ nợ thuế.

Đánh giá kết quả công tác quản lý thuế thông qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tăng nợ thuế qua các năm

=

Tổng nợ thuế tại năm N - Tổng nợ

thuế tại năm N-1 x 100%

Tổng nợ thuế tại năm N-1

Tỷ lệ nợ thuế TNDN/ tổng nợ thuế =

Số nợ thuế TNDN tại năm N

x 100% Tổng nợ thuế tại năm N

Tỷ lệ nợ thuế TNDN/ tổng thu thuế TNDN =

Số nợ thuế TNDN tại năm N

x 100% Tổng thu thuế TNDN tại năm N

e. Chất lượng dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế

Việc đánh giá kết quả quản lý thuế nói chung thì có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá, tuy nhiên việc nghiên cứu về thuế TNDN thì các chỉ tiêu để đánh giá riêng về quản lý thuế TNDN rất khó tách biệt và hạn chế. Trong đó, chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho NNT là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá công tác quản lý thuế, cũng nhƣ công tác quản lý thuế TNDN.

CQT xây dựng một số tiêu chí đánh giá về: thái độ của công chức thuế khi tiếp xúc, giải quyết công việc; cơ sở vật chất; về công khai công vụ; quy trình giải quyết hồ sơ; thủ tục hành chính; thời gian giải quyết hồ sơ; thu phí, lệ phí theo quy định đã niêm yết; cơ chế giám sát, góp ý; là một trong nhiều tiêu chí để tiến hành thăm dò sự thoả mãn của NNT.

đánh giá chất lƣợng các dịch vụ CQT cung cấp, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình và đƣợc NNT đánh giá ở mức độ hài lòng/thoả mãn trên tất cả các mặt hoạt động của CQT. Tỷ lệ NNT hài lòng với các dịch vụ mà CQT cung cấp trong đó có thuế TNDN càng cao, chứng tỏ cơ quan thuế đã quản lý tốt và tạo sự thuận lợi cao cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 40)