Nội dung quản lý Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Nội dung quản lý Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Các nội dung quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về NNT; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Ở Việt Nam Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/Q đã thiết lập khung pháp lý chung và áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cả các chính sách thuế, nhất quán trong nội dung quản lý giữa các sắc thuế cho nên nội dung quản lý thuế TNDN cũng bao gồm tất cả các nội dung quản lý thuế, và đƣợc tổng hợp trong các nội dung chính sau:

a. Lập dự toán thu thuế

Dự toán thu thuế dựa trên kế hoạch kinh tế- xã hội và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của cả nƣớc, từng ngành, địa phƣơng, khu vực kinh tế. Tổng cục thuế giao kế hoạch thu thuế cho các Cục Thuế. Cục Thuế giao nhiệm vụ thu NSNN cho các Chi cục Thuế. Các Chi cục thuế tổ chức thực hiện dự toán này.

b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế

Bất kì DN nào mới thành lập cũng phải tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế tại các cơ quan thuế. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay với số lƣợng ngƣời nộp thuế lớn và tăng nhanh thì công tác đăng ký thuế là công tác đƣợc quan tâm đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý thuế, nếu DN kinh doanh nhƣng không tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế sẽ là một

Các DN tiến hành kê khai theo mẫu quy định về tất cả thông tin cũng nhƣ số thuế của DN mình. Thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN. Định kỳ theo thời gian quy định, DN tự kê khai, tính và nộp thuế vào NSNN.

Cũng thông qua việc đăng ký, kê khai này, cơ quan thuế có thể quản lý đƣợc thông tin về NNT, là cơ sở để thực hiện các công tác quản lý thuế tiếp theo, đồng thời đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

c. Thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế theo quy trình cụ thể, từ việc nghiên cứu, phân tích hồ sơ khai thuế, chọn những hồ sơ khai thuế có dấu hiệu bất thƣờng, rủi ro cao để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Sau đó ra quyết định thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa và phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nhƣ: vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế, nhóm phân tích phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính thông tin, các nghi vấn cần DN cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với DN để làm rõ.

Vì vậy, một trong những nội dung quản lý thuế là cơ quan thuế phải thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng để góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo sự bình đẳng và công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế.

d. Quản lý nợ

một khâu quan trọng, là một chức năng chính của quản lý thuế. Công tác này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức nộp thuế của NNT nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế.

Quản lý nợ thuế: Là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của NNT.

Cƣỡng chế nợ thuế: kịp thời phát hiện và xử lý NNT nợ tiền thuế, tiền phạt đã quá thời gian quy định hoặc NNT có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì phải tiến hành cƣỡng chế để buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào NSNN.

Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế: Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là hai nội dung khác biệt và độc lập với nhau nhƣng lại có mối quan hệ mật thiết, tƣơng hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế hiệu quả. Thông qua các phƣơng pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, cơ quan thuế xác định đƣợc những khoản nợ cần ƣu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp cƣỡng chế phù hợp với từng đối tƣợng nợ thuế. Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc nợ của cơ quan thuế đối với ngƣời nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lƣợng các khoản nợ khó thu giảm đi và điều này có tác động làm giảm khối lƣợng công việc cƣỡng chế nợ thuế và giúp giảm bớt chi phí cƣỡng chế. Công tác cƣỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lƣợng các khoản nợ đang đƣợc theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi và từ đó khối lƣợng công việc quản lý nợ cũng giảm theo.

e. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế. Đặc biệt, từ khi chuyển sang cơ chế tự khai - tự nộp, vai trò của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngày càng đƣợc chú trọng hơn nữa.

Để tuyên truyền chính sách thuế đến NNT cơ quan thuế có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhƣ:

- Tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo. - Tuyên truyền qua trang thông tin điện tử.

- Tuyên truyền qua các phƣơng tiện truyền thông.

- Tuyên truyền qua tờ rơi, tờ gấp, áp phích, ấn phẩm và qua các hình thức khác.

Và để hỗ trợ giải quyết những vƣớng mắc về thuế trong quá trình thực hiện của NNT,cơ quan thuế nên:

- Tổ chức tập huấn cho NNT. - Tổ chức đối thoại với NNT.

- Điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của NNT…

Nhiệm vụ đặt ra là các cơ quan thuế phải nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, đồng thời góp phần nâng cao sự hài lòng của NNT đối với cơ quan thuế, giúp công tác quản lý thuế đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)