6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Khuyến nghị đối với NHNN
- NHNN nên tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra giám sát các TCTD với
mục đích giám sát rủi ro của hệ thống cũng nhƣ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.
- Hỗ trợ các ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin. Ngân hàng
nhà nƣớc chỉ mới có CIC, tuy nhiên, thông tin còn rất hạn chế, đề nghị NHNN bổ sung thêm các tiện ích, làm phong phú thêm thông tin để hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay.
- Tiếp tục có những chỉ đạo cụ thể trong việc xử lý nợ xấu, đề ra những
chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng một cách thống nhất nhằm giúp các ngân hàng nhìn nhận đúng chất lƣợng tín dụng của mình và có những giải pháp xử lý phù hợp.
102
khăn, tạo điều kiện cho các DNNVV giải quyết tốt nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.
3.2.4. Khuyến nghị đối với UBND và á ơ qu n hữu quan
a. Khuyến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Nam
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất phù hợp, quy hoạch dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích xây dựng các cụm công nghiệp tạo thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất tập trung, tránh tình trạng phải di dời đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm, gây tốn k m và mất ổn định.
- Sớm kiện toàn tổ chức hệ thống cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý trƣớc, trong và sau khi đăng ký kinh doanh, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các cơ quan, cán bộ vi phạm, cản trở sự phát triển của DNNVV. Mặt khác, tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về DNNVV để họ vừa có trình độ chuyên sâu, vừa có trình độ liên ngành và tận tuỵ với công việc đƣợc giao.
- Có cơ chế phát huy chức năng của quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ phát triển các DNNVV trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đƣợc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các NHTM thông qua việc bảo lãnh từ quỹ này.
b. Khuyến nghị đối với các cơ quan hữu quan
- Xem xét tạo điều kiện, hỗ trợ trung tâm hỗ trợ và phát triển DNNVV trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế… Trung tâm này làm đầu mối chuyên lo về mặt quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, tạo điều kiện hỗ trợ về mặt công nghệ, tƣ vấn pháp luật, đồng thời giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
103
phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong sản xuất kinh doanh nhƣ trốn thuế, làm hàng giả… giúp các DNNVV phát triển đúng hƣớng và đạt kết quả cao.
- Thông qua cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh (đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí đào tạo cán bộ…) Các ngành địa phƣơng, đặc biệt là các huyện trung du, miền núi cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cơ chế này đến các đối tƣợng có khả năng trở thành nhà đầu tƣ và định hƣớng cho họ đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống; thu mua và chế biến nông lâm thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại.
104
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong Chƣơng 3, tác giả đã đề ra các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề bất cập đã phát hiện trong chƣơng 2, những giải pháp đề ra:
Khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ, dài hạn để tài trợ DNNNV Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với DNNVV
Chú trọng trong công tác đào tạo cán bộ
Bên cạnh đó, Chƣơng 3 còn bao gồm những kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Nam, NHNN, các cơ quan hữu quan và Agribank nhằm tạo điều kiện cho Agribank Quảng Nam có thể hoàn thiện hoạt động cho vay đối với DNNVV.
105
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cơ chế chính sách chƣa đồng bộ, trình độ về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chƣa có sự kết nối tập trung dữ liệu cao; về dịch vụ thiếu nhiều tiện ích, chƣa tạo ra sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao; nguồn nhân lực chƣa đáp ứng các yêu cầu nâng cao, … Agribank Quảng Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV.
Tuy nhiên trong những năm quan Agribank Quảng Nam đã có những nỗ lực trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Agribank, của Chính Phủ, NHNN và các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan, với sức mạnh nội lực đƣợc tích tụ và phát triển qua hơn 20 năm hoạt động cùng với tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Agribank tỉnh Quảng Nam, tin tƣởng rằng sẽ vƣợt qua đƣợc mọi khó khăn thách thức để trở thành một ngân hàng thƣơng mại hiện đại, kinh doanh đa năng và bền vững, hội nhập vào khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ những lý luận chung về hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích tình hình hoạt động cho vay DNNVV của Agribank tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Agribank tỉnh Quảng Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Agribank Chi nhánh Quảng Nam (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
[2] Hà Diệu Thƣơng, Nguyễn Thu Hà (2014), “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế”; Tạp chí kinh tế phát triển, (số 202).
[3] Lê Thị Bích Ngọc (2016), “Giai đoạn phát triển và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV Việt Nam”; Tạp chí kinh tế phát triển, (số 223).
[4] Ngân hàng nhà nƣớc (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
[5] Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Quảng Nam (2014, 2015, 2016), Báo cáo tình hình hoạt động cho vay DNNVV các TCTD của NHNN tỉnh Quảng Nam.
[6] Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh (2016), Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Lê Duẫn, Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ.
[7] Nguyễn Phú Phúc (2017), Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ.
[8] Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thanh Tú (2016), “Chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV: Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp
chí tài chính.
chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn của các DNNVV tại gribank tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[10] Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thành Nam (2014), “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh”; Tạp chí kinh tế phát triển, (số 202).
[11] Phạm Thị Thu Vân (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại gribank quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng,
Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Đà Nẵng.
[12] Quốc hội khoá XII (2010), Luật số 47/2010/QH12 về Luật các Tổ chức tín dụng.
[13] Quốc hội khoá XIV (2017), Luật số 04/2017/QH14 về Luật hỗ trợ DNNVV.
[14] Tăng Duệ Âu (2016), “Hoạt động đổi mới mở của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (số 12).
[15] Thủ tƣớng Chính Phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.
[16] Trƣơng Thị Hƣơng Nguyên (2017), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại gribank Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ.
[17] Võ Đức Việt, Võ Văn Quang (2014), “Cho vay DNNVV tại Hội sở Ngân hàng Bắc Á - Thực trạng và khuyến nghị”; Tạp chí kinh tế phát triển, (số 199).
[18] Võ Thị Hồng Loan, Đặng Vinh (2014), “Một số giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Tạp chí Khoa học và Công