MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1. Mục đí ủa phân tích tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mục đích của việc phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV là nhằm đánh giá chính xác tình hình cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng thƣơng mại, giúp cho các đối tƣợng quan tâm nắm bắt đƣợc thực trạng cho đối với DNNVV có những vấn đề gì còn tồn tại, tìm ra đƣợc các mặt còn hạn chế, bất cập trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. Qua đó, đề ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng.

1.2.2. Nội dung hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Phân tích bối cảnh hoạt động cho vay DNNVV

Phân tích bối cảnh hoạt động cho vay DNNVV là việc xem x t, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Điều này giúp nhận định đƣợc khái quát bối cảnh bên trong của ngân hàng và bối cảnh môi trƣờng bên ngoài, những đặc điểm có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay đối với DNNVV. Những yếu tố bên ngoài nhƣ các yếu tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô, tình hình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng, môi trƣờng cạnh tranh, môi trƣờng công nghệ…

26

Những yếu tố bên trong ngân hàng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh, chính sách, thƣơng hiệu, các nguồn lực…

b. Phân tích mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay DNNVV

Phân tích mô hình tổ chức là việc xem x t đánh giá việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn của của bộ máy quản lý, tác nghiệp và việc tổ chức thực hiện các quy trình cho vay DNNVV của ngân hàng.

c. Phân tích về hoạt động mà ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay DNNVV

Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu về dƣ nợ vay đối với DNNVV và phát triển thị phần: hoạt động phát triển khách hàng; vận dụng các công cụ chính sách Marketing - mix nhƣ: chính sách sản phẩm; chính sách lãi suất; chính sách phân phối; con ngƣời; bằng chứng vật chất; quy trình; chính sách tín dụng; chính sách chăm sóc khách hàng,...

Đa dạng hóa sản phẩm, đối tƣợng khách hàng nhằm đổi mới cơ cấu vay đối với DNNVV một cách hợp lý, phù hợp với những biến động trong nhu cầu của thị trƣờng và năng lực đáp ứng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong vay đối với DNNVV phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đề ra cho từng thời kỳ.

Các hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả sinh lời từ hoạt động vay đối với DNNVV nhƣ: thực hiện các biện pháp tăng thu nhập bình quân trên 1 đơn vị dƣ nợ vay đối với DNNVV; kiểm soát tốt chi phí vay đối với DNNVV.

d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay DNNVV

Phân tích những kết quả mà ngân hàng đã thực hiện đƣợc về quy mô, cơ cấu, thị phần, kết quả tài chính, chất lƣợng cho vay, chất lƣợng dịch vụ, việc kiểm soát rủi ro đối với cho vay DNNVV. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu này để từ đó đƣa ra những khuyến nghị phù hợp.

27

e. Phương pháp phân tích

Đối với phân tích về kết quả tình hình cho vay DNNVV, phƣơng pháp phân tích là thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu thống kê, các báo cáo đã đƣợc công bố mà rút ra các nhận định.

Đối với các nội dung khác, phƣơng pháp phân tích chủ yếu dự trên các các tài liệu, dữ liệu đƣợc công bố vận dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu... để rút ra nhận định.

1.2.3. Tiêu chí đán g á kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Đánh giá Quy mô và chất lượng cho vay DNNVV - Dư nợ cho vay DNNVV

Chỉ tiêu này cho ph p đánh giá về quy mô cho vay DNNVV của ngân hàng sau từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô cho vay DNNVV của ngân hàng càng lớn.

Dƣ nợ cho vay DNNVV là chỉ tiêu cốt lõi để đánh giá quy mô cho vay DNNVV.

- Số lượng khách hàng DNNVV

Số lƣợng khách hàng DNNVV phản ánh sự phát triển số lƣợng khách hàng theo quy mô mà ngân hàng đã cho vay DNNVV qua các thời kỳ.

- Dư nợ bình quân cho vay DNNVV trên một khách hàng vay

Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng đƣợc xác định bằng tổng dƣ nợ ở một thời điểm/số khách hàng có ở thời điểm đó. Chỉ tiêu này vừa phản ảnh sự tăng trƣởng trong nhu cầu vay của DNNVV vừa phản ảnh những nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đó.

- Tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ DNNVV =

DN1 – DN0

x 100% DN0

28

Trong đó: DN1: là dƣ nợ cho vay DNNVV năm nay. DN0: là dƣ nợ cho vay DNNVV năm trƣớc.

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ phản ánh sự tăng trƣởng về mặt quy mô dƣ nợ. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ càng cao, thể hiện quy mô dƣ nợ của ngân hàng càng đƣợc mở rộng. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các chính sách mà ngân hàng đã thực hiện để mở rộng cho vay DNNVV; để từ đó có hƣớng điều chỉnh cho phù hợp với chiến lƣợc của ngân hàng.

- Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNNVV

Tốc độ tăng trƣởng khách hàng =

KH1 – KH0

x 100% KH0

Trong đó: KH1: là số DNNVV vay vốn năm nay. KH0: là số DNNVV vay vốn năm trƣớc.

Tốc độ tăng trƣởng khách hàng là chỉ tiêu thể hiện sự gia tăng số lƣợng khách hàng là DNNVV vay vốn tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ thể hiện tính hợp lý của các chính sách thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, và hiệu quả của các sản phẩm cho vay đối với DNNVV của ngân hàng.

Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch cũng nhƣ hoạt động cho vay DNNVV thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nêu trên với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, để xác định hoạt động cho vay DNNVV có đi đúng theo định hƣớng kinh doanh hay không, từ đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm phát huy những chỉ tiêu đã đạt đƣợc và hoàn thiện các chỉ tiêu còn hạn chế trong thời gian đến.

- Đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay đối với DNNVV

Là khả năng đáp ứng của dịch vụ này đối với nhu cầu mong đợi của khách hàng, đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức:

29

- Khảo sát đánh giá của khách hàng: Phát phiếu điều tra trực tiếp tới khách hàng đã vay vốn.

Mục tiêu khảo sát: Tổng hợp các đánh giá của khảo sát về chất lƣợng dịch vụ, qua đó có biện pháp cải thiện chất lƣợng dịch vụ nhƣ: Hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất đang áp dụng, chất lƣợng tƣ vấn hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch,…

b. Thị phần cho vay DNNVV

Thị phần cho vay là tỷ lệ dƣ nợ cho vay của một ngân hàng trên tổng dƣ nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn hoặc trên một khu vực địa lý nhất định. Thị phần cho vay phản ánh tƣơng quan giữa các ngân hàng khác nhau trên thị trƣờng, và đây là chỉ tiêu cho biết năng lực cạnh tranh ngân hàng này so với các ngân hàng khác. Thị phần của một ngân hàng lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó thuộc nhóm dẫn đầu thị trƣờng và ngƣợc lại. Phân tích thị phần cho phép ngân hàng tự định vị vị trí của mình trên thị trƣờng, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở này, kết hợp với phân tích điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh, các cơ hội, thách thức để ngân hàng đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

c. Cơ cấu cho vay đối với DNNVV

Cơ cấu cho vay đối với DNNVV đƣợc đánh giá qua các tiêu thức: cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn; cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm; cơ cấu dƣ nợ theo phƣơng thức cho vay, theo loại hình sở hữu, ngành kinh tế...

d. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5

Là các khoản nợ có phát sinh quá hạn trong nhóm 2 đến nhóm 5 theo phân loại nợ của ngân hàng theo Thông tƣ 02/02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của Thống đốc NHNN về dự phòng rủi ro tín dụng.

30

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2-5 = Tổng dƣ nợ thuộc nhóm 2,3,4,5 x 100% Tổng dƣ nợ

- Tỷ lệ nợ xấu

Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu hàng năm của ngân hàng. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013, nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc các nhóm: nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ), 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dƣ nợ thuộc nhóm 3,4,5 x 100% Tổng dƣ nợ

- Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ

Là tỷ lệ giữa số tiền ngân hàng phải trích ra từ thu nhập để dự phòng cho tất cả các khoản nợ trên tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.

Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Theo đó, nhóm nợ và tỷ lệ trích DPRR cụ thể, gồm có:

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): tỷ lệ trích lập dự phòng 0%. Nợ cần chú ý (Nhóm 2): tỷ lệ trích lập dự phòng 5%.

Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nhóm 3): tỷ lệ trích lập dự phòng 20%. Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): tỷ lệ trích lập dự phòng 50%.

Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): tỷ lệ trích lập dự phòng 100%.

Bên cạnh đó, tất cả các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng chung với tỷ lệ là: 0.75%/giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Yếu tố định tính gồm rất nhiều tiêu chí để làm căn cứ xem x t, bao gồm các tiêu chí về quá khứ (lịch sử), hiện tại và tƣơng lai (triển vọng) của khách hàng. Do đó, muốn phân loại chính xác nhóm nợ phải căn cứ nhiều vào các

31

tiêu chí về định tính. Nhƣng cơ sở để xác định các yếu tố định tính rất phức tạp có tính nhạy cảm cao, các TCTD thƣờng gặp khó khăn trong việc “lƣợng hóa các yếu tố định tính” để có cơ sở phân loại nợ chính xác. Vì vậy các TCTD cần phải có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ để khắc phục khó khăn này. Theo phƣơng pháp này, nợ cũng đƣợc phân thành 5 nhóm tƣơng ứng nhƣ 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ trong phƣơng pháp định lƣợng, nhƣng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chƣa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng đƣợc NHNN chấp thuận.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích với từng khoản nợ đƣợc tính theo công thức sau:

R = max{0,(A – C)} x r R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích.

A: giá trị của khoản nợ.

C: giá trị của tài sản đảm bảo. r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Nhƣ vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Trong trƣờng hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi đƣợc ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro tín dụng.

e. Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV

Hiện nay các NHTM chƣa thể phân bổ đƣợc chi phí cho từng hoạt động do cơ chế quản lý vốn và chế độ hạch toán chƣa thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay đối với DNNVV. Do đó, tác giả đánh giá một cách gián tiếp hiệu quả cho vay DNNVV thông qua chỉ tiêu thu nhập của hoạt động cho vay DNNVV và tỷ lệ thu nhập của hoạt động cho vay

32

DNNVV/Tổng thu nhập.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của môi trƣờng kinh tế vĩ mô nhƣ: lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, mặt bằng giá cả… tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại, phát triển của DNNVV và của ngân hàng. Đối với ngân hàng, nền kinh tế ít biến động làm các chính sách về lãi suất huy động vốn đầu vào và lãi suất cho vay đầu ra của ngân hàng trở nên ổn định. Đây là điều kiện quan trọng để có thể mở rộng cho vay đối với DNNVV. Do bởi lãi suất cho vay là chi phí tài chính, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của DNNVV. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp các DNNVV hoạt động ổn định hơn, và vì vậy, ít rủi ro hơn đối với ngân hàng.

b. Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý bao gồm hệ thống các quy định pháp luật để làm cơ sở định hƣớng cho các DNNVV và NHTM hoạt động. Hệ thống pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế nhƣ: thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp, các quy định về giao dịch đảm bảo… đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; do vậy, không tránh khỏi sự chồng ch o trong các quy định, gây khó khăn cho quá trình thực hiện, và tạo điều kiện cho các thành phần kinh doanh bất chính, lừa đảo, trục lợi. Hiện nay, số lƣợng DNNVV đang phát triển một cách nhanh chóng, tuy nhiên, trong số đó, có không ít doanh nghiệp đƣợc thành lập nhƣng không kinh doanh trên thực tế, chỉ tồn tại trên giấy tờ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ việc vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng kinh tế, về tài sản, giao dịch đảm bảo… tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, hệ

33

thống pháp luật hoàn chỉnh có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động ngân hàng cũng nhƣ hoạt động của các doanh nghiệp; giúp ngân hàng phòng ngừa đƣợc các rủi ro trong quá trình cho vay đối với các DNNVV.

c. Các nhân tố thuộc về DNNVV

- Tính minh bạch về thông tin tài chính

Báo cáo tài chính là một cơ sở quan trọng để các ngân hàng thẩm định tình hình tài chính, mức độ sử dụng nợ, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các DNNVV thiếu các thông tin minh bạch về tài chính. Công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của hầu hết các DNNVV thiếu độ tin cậy, không có hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn và không đƣợc kiểm toán. Doanh nghiệp thƣờng tồn tại cùng lúc ba loại báo cáo tài chính khác nhau: một báo cáo dành cho cơ quan thuế, trong đó, doanh thu và lợi nhuận đƣợc kê khai thấp hơn thực tế để tránh n các nghĩa vụ thuế; một báo cáo khác dành cho chủ doanh nghiệp, để điều hành hoạt động kinh doanh; và một báo cáo khác dành cho ngân hàng - có tính chất khả quan hơn. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố cản trở việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.

- Sự thiếu hụt tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một trong trở ngại của DNNVV khi vay vốn ngân hàng; nhu cầu vay vốn của DNNVV thƣờng cao hơn nhiều so với giá trị tài sản đảm bảo đƣợc ngân hàng định giá. Hiện nay, khi vay vốn, các DNNVV gặp phải các quy định khắt khe về tài sản thế chấp của ngân hàng, ít tài sản có

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)