Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 62 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank tỉnh

tỉnh Quảng Nam

Quy trình x t duyệt cho vay đƣợc thực hiện qua các khâu độc lập: khâu thẩm định cho vay (đƣợc thực hiện bởi Ngƣời thẩm định, Ngƣời kiểm soát khoản vay); khâu phê duyệt và quyết định cho vay (đƣợc thực hiện bởi Ngƣời có thẩm quyền).

- Người thẩm định

Tiếp nhận, hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn; thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến phƣơng án sử dụng vốn; Giải thích, hƣớng dẫn khách hàng các quy định về cho vay, thủ tục, lãi suất cho vay…;

Thẩm định khoản vay, lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, lãi suất và các nội dung khác có liên quan. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay; tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình;

- Người kiểm soát khoản vay

Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay; kiểm soát nội dung thẩm định; kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trƣờng hợp cần thiết có thể yêu cầu bổ sung thông tin, thẩm định lại, thẩm định bổ sung về khoản vay và đề xuất việc cho vay hay không cho vay, giải ngân hay không giải ngân, cơ cấu hay không cơ cấu.. và chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình;

- Người quyết định cho vay

Căn cứ hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định. Trƣờng hợp cần thiết, yêu cầu bổ sung thông tin, tái thẩm định về khoản vay để xem x t quyết định cho

54

vay hay không cho vay theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

Ký kết Thỏa thuận cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, hồ sơ giải ngân và các hồ sơ khác do Agribank và khách hàng cùng lập phù hợp quyết định/phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

Tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra và giám sát việc cho vay, giải ngân, thu nợ và xử lý khoản vay.

- Người quản lý nợ cho vay

Soạn thảo Thỏa thuận cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đề xuất giải ngân, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến nợ vay. Ngƣời quản lý nợ cho vay có thể đồng thời là Ngƣời thẩm định.

Quy trình cho vay gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ cho vay (Ngƣời thẩm định)

Tiếp nhận hồ sơ cho vay của khách hàng: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ theo Danh mục hồ sơ cho vay với khách hàng;

Giải thích, hƣớng dẫn, cung cấp thông tin cho khách hàng về các quy định cấp tín dụng của Agribank nhƣ: hồ sơ cho vay, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt/quyết định cấp tín dụng; lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trƣờng hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dƣ nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phƣơng pháp tính lãi tiền vay; các loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay...

Bƣớc 2: Thẩm định khoản vay (Ngƣời thẩm định):

Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phƣơng án sử dụng vốn và các định mức kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ tài liệu có liên quan đến phƣơng án sử dụng vốn.

55

Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay. Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng và ngƣời có liên quan từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC).

Chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng hiện hành của Agribank.

Đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn cho vay đối với phƣơng án sử dụng vốn trên cơ sở tài liệu của bộ phận nguồn vốn.

Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của ngƣời đại diện theo pháp luật của khách hàng tại thời điểm thẩm định.

- Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn: Nhu cầu vốn đƣợc cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

- Phân tích, đánh giá tính khả thi của phƣơng án sử dụng vốn. - Phân tích, đánh giá về khả năng tài chính của khách hàng.

Thẩm định về bảo đảm tiền vay: hình thức bảo đảm, loại tài sản, tính pháp lý của tài sản, giá trị định giá… (trƣờng hợp khách hàng vay có tài sản bảo đảm).

Xác định loại cho vay, phƣơng thức cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả, thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ, các loại phí: thực hiện theo quy định hiện hành của Agribank về cho vay đối với khách hàng.

Bƣớc 3: Kiểm soát và quyết định cho vay (Ngƣời kiểm soát kiểm soát, Ngƣời quyết định cho vay):

Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay: Rà soát và ký kiểm soát kết quả chấm điểm, xếp hạng

56

khách hàng; Kiểm soát tính đầy đủ, tính chính xác của nội dung Báo cáo thẩm định; Đề xuất việc cho vay hay không cho vay.

Căn cứ hồ sơ cho vay, báo cáo thẩm định. Ngƣời quyết định cho vay xem xét quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền.

Bƣớc 4: Soạn thảo, kiểm soát và ký kết HĐTD và giải ngân

Căn cứ nội dung và điều kiện phê duyệt/quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền, Ngƣời quản lý nợ cho vay soạn thảo HĐTD, trình Ngƣời kiểm soát khoản vay.

Ngƣời kiểm soát khoản vay thực hiện kiểm soát nội dung và các điều khoản của HĐTD, đối chiếu với nội dung, điều kiện đã đƣợc phê duyệt/quyết định cho vay và các thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và của Agribank, ký tắt từng trang HĐTD, trình ngƣời có thẩm quyền ký kết HĐTD.

Ngƣời đại diện có thẩm quyền xem xét các nội dung trên HĐTD đảm bảo phù hợp các nội dung phê duyệt/quyết định cho vay, phù hợp với quy định của pháp luật, Agribank, cùng khách hàng thực hiện ký kết HĐTD.

Trƣờng hợp khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm thì thực hiện giao kết giao dịch bảo đảm.

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục ký kết HĐTD và giao kết giao dịch bảo đảm (nếu có), căn cứ vào hồ sơ nhận nợ của khách hàng, ngƣời quản lý nợ cho vay kiểm tra, đánh giá hồ sơ giải ngân theo quy định, lập Báo cáo đề xuất giải ngân, lập Giấy nhận nợ. Sau khi đã đƣợc kiểm soát và phê duyệt giải ngân của ngƣời kiểm soát khoản vay và ngƣời quyết định cho vay, hồ sơ đƣợc chuyển cho bộ phận kế toán để thực hiện hạch toán và giải ngân theo phƣơng thức đã đƣợc phê duyệt.

Bƣớc 5: Theo dõi, đôn đốc thu nợ cho vay

57

hạn; hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng.

Ngƣời quản lý nợ cho vay có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trƣớc hạn, nợ quá hạn, nợ đã XLRR, nợ bán VAMC.

Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng

HĐTD đƣợc thanh lý sau khi khách hàng hoàn thành hết việc trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ phát sinh đã đƣợc giao kết trong hợp đồng.

Đối với các khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm, sau khi HĐTD đƣợc thanh lý nếu khách hàng không có nhu cầu tiếp tục vay vốn thì thực hiện giải chấp và bàn giao tài sản lại cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)