GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Agribank tỉnh Quảng Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 515/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Agribank, trên cơ sở tách ra từ Sở Giao dịch III Agribank tại thành phố Đà Nẵng.

Những ngày đầu khi mới chia tách, Agribank tỉnh Quảng Nam đã gặp không ít khó khăn; vào thời điểm lúc bấy giờ ngân hàng cấp huyện có từ thời bao cấp, phần lớn đã xuống cấp; cán bộ, nhân viên làm công tác tín dụng thì còn nặng nề tƣ duy bao cấp, chƣa đƣợc đào tạo bài bản; nguồn vốn trƣớc đó tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, phần đông bị thua lỗ, phá sản…Đứng trƣớc những khó khăn thách thức, bằng nhiều giải pháp và định hƣớng đúng đắn, Agribank tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn trong công tác đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng cán bộ. Nếu nhƣ năm 1997, toàn hệ thống Agribank tỉnh Quảng Nam có tổng số 239 lao động, trong đó chỉ có 50 ngƣời có trình độ đại học, chiếm 20,92%; 23 ngƣời đang học đại học, chiếm 9,62%, 109 ngƣời có trình độ trung cấp, chiếm 45,6%; số còn lại đều mới qua bổ túc trung học thì đến thời điểm 31/12/2016, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh lên đến 440 ngƣời, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 97,5%, trong đó có 02 tiến sĩ, 96 thạc sĩ.

Về mạng lƣới hoạt động: từ chỗ chỉ có 14 Chi nhánh cấp 3, 12 ngân hàng liên xã, đến nay hệ thống mạng lƣới của Agribank tỉnh Quảng Nam gồm Hội

40

sở, 26 Chi nhánh và 15 Phòng giao dịch trực thuộc trải khắp tất cả các huyện, thị xã, thành phố, khu công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai, đã thực sự trở thành hệ thống hoạt động có hiệu quả, khai thác triệt để các tiềm năng kinh tế của địa phƣơng, đƣa hoạt động Agribank tỉnh Quảng Nam trở nên gần gũi và ngày càng cần thiết cho đông đảo đối tƣợng khách hàng.

2.1.2. Cơ ấu tổ chức và chứ năng n ệm vụ

a. Cơ cấu tổ chức

Agribank tỉnh Quảng Nam có 07 Phòng nghiệp vụ dƣới sự điều hành của Ban Giám đốc, các bộ phận trên đƣợc sắp xếp và bố trí tại Hội sở Agribank tỉnh Quảng Nam, cụ thể:

Ban Giám đốc.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân. Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Phòng Dịch vụ và Marketing. Phòng Tổng hợp.

Ngoài ra có 26 Chi nhánh trực thuộc Agribank tỉnh Quảng Nam, gồm: Tam Kỳ, Điện Bàn, Bắc Điện Bàn, Điện Nam - Điện Ngọc, Hội An, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phƣớc, Phƣớc Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Cửa Đại, Chu Lai, Hƣơng An, Nam Phƣớc, Trƣờng Xuân, Tam Đàn, Nông Sơn và 15 Phòng giao dịch trực thuộc một số Chi nhánh loại 2, đƣợc bố trí nhằm phù hợp với những địa bàn rộng, nhu cầu giao dịch khách hàng lớn.

b. Chức năng nhiệm vụ

41

đốc xây dựng mục tiêu chiến lƣợc đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng doanh nghiệp và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng; Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp; Tiếp thị phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn; Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp; Triển khai quy chế, quy trình hƣớng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong chi nhánh; Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Chi nhánh.

- Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân: Đầu mối tham mƣu, đề

xuất Giám đốc Chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng; đề xuất chính sách phát triển nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng; Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; Tiếp thị phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn; Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; Triển khai quy chế, quy trình hƣớng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong chi nhánh; Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong phạm vi quản lý của Chi nhánh.

- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn: Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lƣợc

phát triển kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với môi trƣờng, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mƣu xây dựng chiến lƣợc huy động vốn của Chi nhánh; Đầu mối xây dựng kế

42

hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của Chi nhánh theo định hƣớng kinh doanh của Agribank; Đề xuất giao, quản lý, điều chỉnh và quyết toán kế hoạch kinh doanh đối với các Chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc. Tổng hợp, phân tích, đề xuất giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; Quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn,…); Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, XLRR theo quy định;

- Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Thực hiện việc quản lý tài chính, hạch

toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi phí…theo quy định của NHNN và của Agribank; Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lƣơng của Chi nhánh với Trụ sở chính. Đề xuất giao, quyết toán kế hoạch tài chính đối với Chi nhánh; Trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thống nội bộ; Thực hiện chi trả kiều hối, mua, bán vàng và ngoại tệ theo quy định; Tổng hợp thống kê, hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán tại Chi nhánh. Tổ chức tập hợp và lƣu trữ chứng từ hạch toán kế toán hàng ngày sau khi chứng từ đƣợc kiểm soát và hậu kiểm theo quy định.

- Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch

công tác năm, quý phù hợp với kế hoạch kiểm tra, kiểm soát của Agribank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh; Đầu mối tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ của Agribank tại Chi nhánh. Phát hiện và đề xuất chỉnh sửa, khắc phục kịp thời sơ hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cƣờng quản lý giao dịch hàng ngày an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

43

- Phòng Dịch vụ và Marketing: Đề xuất, tham mƣu Giám đốc Chi nhánh

về Chính sách phát triên sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lƣới đại lý, chủ thẻ, cải tiến nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dịch vụ; xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Agribank; Cung cấp dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking…; Phát hành thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ, thanh toán theo quy định của Agribank; Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối; Triển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái, dịch vụ kiều hối; xử lý hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp và kinh doanh ngoại tệ theo quy định (trừ dịch vụ kiều hối, mua, bán vàng và ngoại tệ mặt); Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của Agribank và nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế theo thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật, NHNN và Agribank; Thực hiện tƣ vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tiếp nhận, giải đáp các ý kiến phản hồi từ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank; Đầu mối làm việc với các cơ quan báo chí, truyền thống, thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Agribank.

- Phòng Tổng hợp: Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý,

năm của Chi nhánh; Tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ đã đƣợc Giám đốc Chi nhánh phê duyệt; Xây dựng và triển khai chƣơng trình giao ban, làm thƣ ký tổng hợp cho Giám đốc Chi nhánh; Quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân, bảo vệ, y tế,…; Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động; quản lý tài sản đƣợc giao; Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, uỷ quyền.

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Quảng Nam

a. Về tình hình huy động vốn

44

nƣớc, 03 Quỹ tín dụng Nhân dân, 13 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 01 Ngân hàng nƣớc ngoài cùng với hệ thống ngân hàng chính sách xã hội từ tỉnh đến các huyện thị nên mức độ cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, so với ngân hàng khác thì Agribank tỉnh Quảng Nam có lợi thế so sánh về thời gian hoạt động, mạng lƣới rộng khắp tại các xã, huyện đồng bằng đến những nơi núi cao, thông qua việc huy động vốn và sử dụng vốn tại chỗ với chiến lƣợc huy động và có chính sách tiếp thị phù hợp, hấp dẫn bằng nhiều hình thức nhằm thu hút khách hàng.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Agribank tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So 2015/2014 So 2016/2015 Số t ền Tỷ trọng Số t ền Tỷ trọng Số t ền Tỷ trọng +/- % +/- % Theo nhóm khách hàng Tiền gửi dân cƣ 6.287 88,6% 7.922 88,9% 10.047 90,1% 1.635 26,0% 2.125 26,8% Tiền gửi TCKT 809 11,4% 991 11,1% 1.107 9,9% 182 22,5% 116 11,7% T eo loạ t ền tệ VND 7.040 99,2% 8.819 98,9% 11.131 98,9% 1.779 25,3% 2.312 26,2% USD quy đổi 56 0,8% 94 1,1% 23 1,1% 38 67,9% - 71 - 5,5% Tổng ộng 7.096 100% 8.913 100% 11.154 100% 1.817 25,6% 2.241 25,1%

45

Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong các năm gần đây diễn ra tƣơng đối khốc liệt, các Ngân hàng khác luôn tìm cách lôi k o nguồn tiền gởi này, và sử dụng rất nhiều chính sách ƣu tiên, đãi ngộ cho các tổ chức kinh tế, tuy nhiên nhờ vào việc áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú cùng với cơ chế giao khoán chỉ tiêu huy động vốn gắt gao đến từng cán bộ viên chức mà nguồn tiền gởi của Agribank tỉnh Quảng Nam vẫn tăng trƣởng bền vững qua các năm. Năm 2015 đạt 8.913 triệu đồng, tăng 1.817 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 25,6%) so với năm 2014. Năm 2016 đạt 11.154 tỷ đồng, tăng 2.241 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 25,1%) so với năm 2015.

Nguồn vốn phân theo nhóm khách hàng: nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn qua các năm tƣơng đối ổn định, tiền gửi dân cƣ lànguồn vốn bền vững, có tính ổn định cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng (khoảng 90%), còn lại là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.

Nguồn vốn phân theo loại tiền tệ: vốn huy động VND năm 2015 đạt 8.819 triệu đồng tăng 1.779 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 25,3%) so với năm 2014, năm 2016 đạt 11.131 tỷ đồng tăng 2.312 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 26,2%) so với năm 2015. Vốn VND chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm khoản 99% trên tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó vốn huy động USD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoản 1%), năm 2016 chỉ đạt 23 tỷ đồng, giảm 71 tỷ so với năm 2015. Lý do là địa bàn tỉnh Quảng Nam ngoài thành phố Hội An chủ yếu là miền núi và nông thôn, ít phát sinh giao dịch ngoại tệ, bên cạnh đó trong thời gian qua lãi suất huy động USD đƣợc NHNN điều chỉnh về mức 0% làm nguồn vốn huy động chuyển dịch từ USD sang VND.

b. Về hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và định hƣớng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã tích cực mở rộng đầu tƣ cho

46

các thành phần kinh tế, đặc biệt trong việc chuyển hƣớng đầu tƣ tín dụng và thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, địa bàn hoạt động và đối tƣợng khách hàng chính của ngân hàng vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của Agribank tỉnh Quảng Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Tiêu chí

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So 2015/2014 So 2016/2015 Số t ền Tỷ trọng Số t ền Tỷ trọng Số t ền Tỷ trọng +/- % +/- % Tổng ƣ nợ 5.287 100% 6.184 100% 7.580 100% 897 17,0% 1.396 22,6% 1. T eo ỳ ạn Ngắn hạn 2.601 49,2% 3.199 51,7% 3.922 51,7% 598 23,0% 723 22,6% Trung dài hạn 2.686 50,8% 2.985 48,3% 3.658 48,3% 299 11,1% 673 22,5%

2. Theo loạ ìn sở ữu Doanh nghiệp 2.758 52,2% 2.836 45,9% 2.718 35,9% 78 2,8% -118 -4,2% Hộ SX, cá nhân 2.529 47,8% 3.348 54,1% 4.862 64,1% 819 32,4% 1.514 45,2% 3. Theo t ền tệ Nội tệ 4.606 87,1% 5.532 89,5% 7.009 92,5% 926 20,1% 1.477 26,7% Ngoại tệ quy đổi 681 12,9% 652 10,5% 571 7,5% -29 -4,3% -81 -2,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank tỉnh Quảng Nam)

Quy mô dƣ nợ, tổng dƣ nợ cho vay của Agribank tỉnh Quảng Nam tăng qua các năm. Năm 2015 đạt 6.184 tỷ đồng, tăng 897 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 đạt 7.580 tỷ đồng, tăng 1.396 tỷ đồng so với năm 2015. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ năm sau lớn hơn so với năm trƣớc (2016 là 22,6%, 2015 là

47

17,0%).

Đối với cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, trong 3 năm qua, cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn tƣơng đối đồng đều và khá ổn định, dƣ nợ cho vay ngắn hạn có phần nhỉnh hơn so với dƣ nợ cho vay trung, dài hạn và có xu hƣớng tăng lên nhƣng không đáng kể.

Về cơ cấu dƣ nợ theo loại hình sở hữu: Từ số liệu có thể thấy dƣ nợ cho vay HSX&CN chiếm tỷ trong lớn hơn cho vay doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ tăng qua các năm tập trung chủ yếu ở khách hàng HSX&CN trong khi dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp lại có xu hƣớng giảm. Điều này phù hợp với chính sách tăng trƣởng tín dụng bền vững mà Chi nhánh đã đặt ra. Chi nhánh đã tập trung hƣớng đến đối tƣợng HSX&CN vì mức độ rủi ro trong cho vay thấp hơn đối tƣợng doanh nghiệp. Bên cạnh đó một số khách hàng doanh nghiệp lớn khi đi vào hoạt động có nguồn thu lớn và có nhu cầu trả nợ trƣớc hạn làm cho dƣ nợ doanh nghiệp giảm.

Đối với cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền tệ, chủ yếu cho vay bằng nội tệ, các khoản vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm 7,5% tổng dƣ nợ cho vay (năm 2016). Tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)