CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.1.1. Địn ƣớng trong hoạt động tín dụng của Agribank

Để chủ động triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, các Nghị quyết và văn bản chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank. Đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giải quyết các tồn đọng, chuẩn bị triển khai kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá Agribank theo tinh thần Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 và Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ, Agribank đã đƣa ra các định hƣớng:

- Tiếp tục mở rộng và tăng trƣởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả với mục tiêu tăng trƣởng dƣ nợ khoảng từ 16% - 17%, bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Tăng trƣởng tín dụng hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lƣợng tín dụng, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực quản lý, giảm áp lực tăng trƣởng tín dụng cho ngƣời lao động, giảm chi phí cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp và ngƣời dân, góp phần tăng trƣởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

- Giữ vững thị trƣờng, thị phần, tiếp tục tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ƣu tiên. Duy trì tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoản 65 - 70% trên tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế. Tăng cƣờng tiếp cận, cho vay khách hàng DNNVV, doanh nghiệp cung ứng vật tƣ đầu vào, sản xuất, thu mua chế biến và tiêu thụ nông sản, nhất là nông sản sạch,

86

nông nghiệp công nghệ cao. Cân đối nguồn vốn để phục vụ kịp thời đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và các dự án trọng điểm quốc gia, công trình cấp bách, các mặt hàng thiết yếu nhƣ xăng dầu, điện, năng lƣợng, giao thông…để góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và hiệu quả kinh tế, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ lĩnh vực bất động sản, cho vay có bảo đảm bằng bất động sản, cho vay đối với nhóm khách hàng lớn, các dự án BOT, BT giao thông. Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Trụ sở chính về tăng cƣờng kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực có khả năng tiềm ẩn rủi ro cao.

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. Tăng tỷ lệ vốn tự có đối với các dự án thuộc lĩnh vực có rủi ro cao, các dự án đầu tƣ mua sắm không qua đấu thầu công khai chặt chẽ, những dự án mua sắm thiết bị từ những thị trƣờng có thƣơng hiệu quốc gia thấp. Thực hiện giải ngân vốn tự có trƣớc giải ngân vốn vay, hạn chế hình thức giải ngân theo tỷ lệ để tăng cƣờng trách nhiệm của chủ đầu tƣ.

- Chủ động kiểm soát, duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 2,5%, điều hành dƣới 1,89%; quyết liệt thu hồi nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC.

- Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong hoạt động tín dụng. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay.

3.1.2. Địn ƣớng trong hoạt động tín dụng của Agribank tỉnh Quảng Nam

Thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát tín dụng theo chỉ đạo của NHNN và chỉ tiêu kế hoạch tăng trƣởng tín dụng theo phê duyệt của Trụ sở

87

chính. Agribank tỉnh Quảng Nam chủ động thực hiện các biện pháp tăng trƣởng tín dụng có chất lƣợng, hiệu quả theo chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, tăng trƣởng đều, phù hợp với cân đối và năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh.

Triển khai các giải pháp phù hợp để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ, tiếp tục hỗ trợ vốn cho khách hàng, xem x t miễn, giảm lãi tiền vay trên cơ sờ khả năng tài chính của Chi nhánh theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và Agribank.

Từng đơn vị trực thuộc của Agribank tỉnh Quảng Nam phải báo cáo phƣơng án thu hồi nợ XLRR trong năm theo từng địa chỉ cụ thể, cán bộ chịu trách nhiệm, biện pháp, khả năng thu hồi (gốc, lãi) để tổng hợp toàn Chi nhánh, trình Giám đốc Agribank tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Gắn kết quả thu hồi nợ XLRR với thu nhập hàng tháng, phát động đợt thi đua ngắn ngày nhằm tăng cƣờng công tác thu hồi nợ XLRR trên phạm vi toàn Chi nhánh .

Tiếp tục kiểm soát chất lƣợng tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nợ xấu nằm trong mức tỷ lệ cho ph p, thu nợ đã XLRR và trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu theo kế hoạch đề ra của NHNN Việt Nam.

Kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp theo định kỳ để chủ động tăng, giảm HMTD nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có liên quan đến việc thực hiện tài chính năm.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ giải ngân và kết quả chấp hành các điều kiện giải ngân đối với các dự án vƣợt quyền phán quyết. Đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất các tổn thất trong đầu tƣ tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng lớn.

88

3.1.3. Địn ƣớng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Agribank tỉnh Quảng Nam

Nhằm mục đích khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, Agribank tỉnh Quảng Nam có những chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ tín dụng cho DNNVV. Hƣớng tới mục tiêu “Phát triển bền vững và hội nhập, hƣớng mọi hành động vào khách hàng, bắt đầu từ khách hàng”, định hƣớng hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới đƣợc cụ thể hoá trong những mục tiêu cơ bản sau:

- Tích cực mở rộng đầu tƣ tín dụng đối với DNNVV.

Trong những năm gần đây, DNNVV đƣợc nhìn nhận nhƣ là động lực tăng trƣởng kinh tế quan trọng của Việt Nam, với chủ trƣơng khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tƣ nhân, chủ yếu là các DNNVV đã tạo điều kiện cho tƣ nhân mạnh dạn đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều, nhu cầu vốn cũng nhờ đó mà ngày một gia tăng, bản thân vốn tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua còn rất hạn hẹp. Do vậy, ngân hàng phải tiếp tục mở rộng thị trƣờng bán lẻ, trong đó đối tƣợng khách hàng trọng tâm là các DNNVV, xây dựng chiến lƣợc phát triển tín dụng đối với DNNVV trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu và đặt điểm hoạt động của doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng công tác quảng bá tiếp thị phát triển thị phần.

Tăng cƣờng triển khai công tác quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà Agribank tỉnh Quảng Nam có lợi thế, phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với các khách hàng để tăng dƣ nợ nhƣng vẫn đảm bảo phƣơng châm an toàn- hiệu quả.

- Bảo đảm chất lƣợng tín dụng trong cho vay.

89

dụng, đảm bảo ngân hàng thu nợ, thu lãi đầy đủ, đúng hạn, các DNNVV đƣợc đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu về vốn và các dịch vụ khác để sản suất kinh doanh có lãi.

3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK TỈNH QUẢNG NAM

Để hoạt động cho vay đối với DNNVV đƣợc hoàn thiện và tăng trƣởng, kiểm soát đƣợc rủi ro đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động của Agribank tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới, tác giả xin đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

3.2.1. Khuyến nghị đối với Agribank tỉnh Quảng Nam

a. Khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ, dài hạn để tài trợ DNNNV

- Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức nhƣ

quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo, áp phích về các thể chế huy động vốn tới mọi đối tƣợng khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn đáp ứng tiện ích của khách hàng, đặc biệt là thái độ phục vụ thanh toán nhanh chóng.

- Mở rộng nhiều hình thức huy động với nhiều mức lãi suất, nhiều thời hạn, nhiều phương thức gửi và thanh toán khác nhau.

Về kỳ hạn: tuỳ thuộc vào khả năng và yêu cầu của khách hàng, Chi nhánh nên mở tài khoản với nhiều kỳ hạn khác nhau nhƣ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…, nếu khách hàng rút tiền trƣớc hạn mà có thông báo trƣớc cho ngân hàng 1 thời gian cụ thể thì ngân hàng sẽ tính mức lãi suất hợp lý.

Về lãi suất: lãi suất huy động cần đƣợc uyển chuyển, linh hoạt có nghĩa là theo từng thời kỳ, thời điểm mà đƣa ra lãi suất huy động và cho vay phù hợp. Đối với các khoản tiền gửi dài hạn nên khuyến khích khách hàng bằng cách gửi tiết kiệm có dự thƣởng, tiết kiệm tích luỹ hay gửi thời gian càng dài

90

thì lãi suất sẽ cao hơn.

- Có các chương trình thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp.

Tập trung đẩy mạnh, phát triển các dịch vụ tài khoản tiền gửi, trƣớc hết là tài khoản tiền gửi cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, sec thanh toán cá nhân.

Chi nhánh cũng cần tăng cƣờng hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thƣờng xuyên, ổn định cho số lƣợng đông đảo khách hàng, cũng nhƣ có khối lƣợng trả lƣơng rất lớn cho số đông ngƣời lao động, nhƣ: bƣu điện, hàng không, điện lực, nƣớc sạch, bảo hiểm, thuế, hải quan, xăng dầu,... để gia tăng tài khoản trả lƣơng, phát hành thẻ, sử dụng s c. Để tạo thói quen sử dụng tiện ích ngân hàng hiện đại trong đời sống xã hội cũng nhƣ là thu hút đƣợc một nguồn vốn rẻ để cho vay.

- Thu hút nguồn vốn ngoại tệ ở trong nước và nước ngoài

Chi nhánh nên tận dụng vị thế, uy tín sẵn có trên thị trƣờng để bắt tay với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nƣớc ngoài, các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài, để thu hút nguồn kiều hối đáng kể chuyển về và gửi ở ngân hàng.

- Cần nâng cao cơ sở vật chất cho ngân hàng

Một điều kiện ngƣời gửi tiền cân nhắc để quyết định gửi tiền ở đâu cho an toàn, đó là cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần tăng cƣờng nâng cấp trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể trang bị thêm ti vi, báo chí, nƣớc uống thậm chí cả internet nhằm phục vụ khách hàng trong lúc chờ đợi đến lƣợt mình giao dịch để khách hàng cảm thấy thật sự thoải mái giống nhƣ là đang ở nhà, quên đi việc chờ đợi đến lƣợt đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức

91

tín dụng khác.

- Các giải pháp khác để thu hút nguồn vốn:

Xem x t phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng; cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

b. Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với DNNVV.

- Xây dựng chiến lược Marketing, trong đó trọng tâm là chính sách khách hàng nhằm thu hút và lựa chọn những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, uy tín trên thương trường để đầu tư mở rộng hoạt động tín dụng.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, một trong những nguyên nhân khiến quy mô đầu tƣ tín dụng chƣa tƣơng xứng với nhu cầu tín dụng của khách hàng là do chƣa chủ động xây dựng các chƣơng trình đầu tƣ tổng thể, tổ chức điều tra nhu cầu tín dụng trên diện rộng để có chiến lƣợc phù hợp. Do đó, để mở rộng tín dụng đối với DNNVV trong thời gian đến, Agribank tỉnh Quảng Nam cần phải triển khai và thực hiện các chiến lƣợc Marketing một cách có hiệu quả. Trƣớc tiên cần phải nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm khách hàng bằng cách sắp xếp, bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt để tiếp xúc với khách hàng. Bộ phận Marketing cần phải đảm bảo đƣợc một số nhiệm vụ sau:

+ Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng đến mọi thành phần kinh tế, có thể kết hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức để giới thiệu về các dịch vụ, hình thức và chính sách cho vay đối với DNNVV để họ hiểu đƣợc các quy trình và điều kiện khi tham gia vay vốn.

92

cảm giác thật sự thân thiện khi đến giao dịch tại Agribank, thể hiện qua phong cách giao dịch văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ nhân viên nhƣ trang phục, cách giao tiếp…

- Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động tín dụng đến mọi đối tượng hoạt động của DNNVV.

Do đặc thù của DNNVV ở nƣớc ta tồn tại dƣới nhiều loại hình, nhiều đối tƣợng, lĩnh vực hoạt động cũng đa dạng và phong phú. Đối với tỉnh Quảng Nam, trong điều kiện kinh tế còn chƣa phát triển cao, DNNVV tồn tại chủ yếu dƣới dạng hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp còn rất hạn chế, hầu hết đều có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Do đó, để hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNVV thật sự mở rộng và đạt hiệu quả cần phải:

+ Mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tƣ đổi mới thiết bị công nghệ nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhƣ đã phân tích ở nội dung chƣơng 2, dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV tại Agribank tỉnh Quảng Nam thời gian qua chủ yếu là dƣ nợ ngắn hạn, dƣ nợ trung và dài hạn còn rất thấp, phần lớn tập trung cho những dự án sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ của hộ kinh doanh cá thể, tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp còn rất thấp, trong khi đó yêu cầu đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất đối với các doanh nghiệp đang gia tăng, đòi hỏi nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ, nhiều doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đã sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để đầu tƣ trung và dài hạn làm phát sinh nợ xấu, gây rủi ro cho hoạt động của ngân hàng và làm mất uy tín trong quan hệ tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)