Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí là một nguồn lực mất đi để đạt đƣợc một mục tiêu nhất định. Chi phí phát sinh luôn gắn liền với một không gian cụ thể. Tài nguyên ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng khan hiếm nên các nhà quản trị luôn đặt ra câu hỏi chi phí phát sinh ở đâu với quy mô nhƣ thế nào và ảnh hƣởng đến các hoạt động khác nhƣ thế nào.

Do vậy, xác định đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí là một đặc tính quan trọng trong kế toán quản trị, bởi vì nó không chỉ đơn thuần phục vụ công tác tính giá mà còn liên quan đến công tác tổ chức dữ liệu, phục vụ các nhu cầu khác của nhà quản trị.

a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tƣợng tập hợp chi phí là phạm vi đƣợc xác định trƣớc để tập hợp chi phí. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phận chịu chi phí hoặc các đối tƣợng chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành. Khái niệm này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác. Trên một góc độ chung, có hai biểu hiện về đối tƣợng tập hợp chi phí, đó là: Các trng tâm chi phí và sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại.

- Các trung tâm chi phí là những bộ phận trong doanh nghiệp mà nhà quản trị ở bộ phận đó chịu trách nhiệm về những biến động chi phí phát sinh trong kỳ. Trong doanh nghiệp sản xuất, trung tâm chi phí có thể là từng phân xƣởng, từng đội sản xuất, đơn vị sản xuất,…Mỗi phân xƣởng có thể là một giai đoạn công nghệ trong quy trình sản xuất ở doanh nghiệp, hoặc có thể hoàn thành công việc có tính độc lập nào đó.

- Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc ví dụ nhƣ đơn đặt hang hay một hoạt động, một chƣơng trình nào đó,…Đối tƣợng tập hợp chi phí trong trƣờng hợp này thƣờng không quan tâm đến bộ phận phát sinh chi phí mà quan tâm chi phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào. Khi đó, ngƣời quản trị có thể so sánh, đánh giá chi phí giữa các sản phẩm, các hoạt động với nhau.

Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng giúp công tác tính giá thành sản phẩm hợp lý; từ đó cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm nhằm giúp cho quản trị sản xuất, quản trị chi phí theo đối tượng chi phí hiệu quả hơn.

b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

- Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp: Tập hợp trực tiếp cho đối tƣợng chi phí. Phƣơng pháp này áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối

tƣợng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan.

- Phƣơng pháp tập hợp gián tiếp: tập hợp chung cho nhiều đối tƣợng chi phí, sau đó phân bổ cho các đối tƣợng có liên quan theo tiêu thức hợp lý. Phƣơng pháp này áp dụng khi một lại chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí, không thể tập hợp cho từng đối tƣợng đƣợc. Trƣờng hợp này phải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng liên quan theo công thức.

Công thức: xti Ti C CiTrong đó:

- Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tƣợng thứ i. - C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ.

- Ti: Tổng đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ.

- ti: Đại lƣợng cảu tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tƣợng i.

Áp dụng phƣơng pháp này tính chính xác tùy thuộc vào việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ, do đó căn cứ vào đặc điểm sản xuất, trình độ yêu cầu quản lý và đặc điểm chi phí để lựa chọn phù hợp.

Thông thƣờng các chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất đƣợc tập hợp trực tiếp cho đối tƣợng chi phí, còn chi phí sản xuất chung thƣờng liên quan đến nhiều đối tƣợng chi phí nên đƣợc tập hợp chung, sau đó phân bổ cho từng đối tƣợng chi phí theo chi phí trực tiếp.

Để giúp quản trị chi phí hữu hiệu, doanh nghiệp nên hạn chế các phương pháp tập hợp gián tiếp nếu có thể, nhằm tránh xác định không hợp lý

chi phí cho đối tượng chịu phí, vì việc tập hợp chung sau đó phân bổ sẽ làm sai lệch chi phí gắn với đối tượng chịu chi phí. Với những chi phí không thể tập hợp trực tiếp, cần chọn tiêu thức phân bổ hợp lý nhằm gán chi phí chung cho đối tượng chi phí theo cách hợp lý, sát với thực tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 26 - 29)