Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 66 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phƣơng

phƣơng pháp truyền thống

Quy trình tập hợp chi phí sản xuất cũng nhƣ sổ sách, báo cáo kế toán của Công ty hiện tại chủ yếu là để phục vụ cho công tác kế toán tài chính. Hệ thống sổ sách chia làm hai loại là kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Các thông tin phục vụ cho kế toán quản trị cũng đƣợc theo dõi nhƣng thực sự chƣa đƣợc chú trọng đúng mức ví dụ nhƣ

Giá thành sản phẩm của Công ty hiện nay chủ yếu dựa vào giá thành theo khoản mục chi phí, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành đƣợc tính vào cuối kỳ sau khi tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Vì giá thành của Công ty chủ yếu dựa vào giá thành theo khoản mục nên việc cung cấp thông tin về chi phí để đƣa ra quyết định sản xuất và định giá bán trong điều kiện có thay đổi mức độ hoạt động cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng chƣa thật sự hợp lý. Có thể thấy giá thành theo khoản mục đƣợc áp dụng ở Công ty chủ

yếu là để phục vụ cho lập báo cáo tài chính chứ chƣa thật sự hợp lý cho việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí và định giá bán sản phẩm.

a. Tập hợp chi phí NVL trực tiếp

Nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng sản xuất trong Công ty rất đa dạng về chủng loại nhƣ: Đậu nành hạt, đƣờng, vitamin, DHA, sữa bột béo, canxi…Còn một số nguyên liệu, vật liệu khác nhƣ: Hƣơng liệu, chất ổn định, Muối Nacl…

Đậu nành hạt là nguyên vật liệu chính của rất nhiều sản phẩm đƣợc sản xuất tại công ty. Hiện nay đậu nành hạt của Công ty đƣợc mua từ đại lý ở ĐăK Nông, còn đậu nành Canada đƣợc nhập khẩu từ nƣớc Canada. Riêng đƣờng đƣợc mua từ Nhà máy đƣờng Phổ Phong (thuộc nội bộ Công ty đƣờng). Đối với các nguyên liệu đậu nành là sản phẩm có tính thời vụ, vào mùa vụ giá thành của đậu nành giảm tuy nhiên đơn vị ký hợp đồng thỏa thuận giá trƣớc vì vậy ít bị chịu ảnh hƣởng bởi tính mùa vụ.

Tại công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất, liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm nên đƣợc tập hợp riêng cho từng sản phẩm và đƣợc theo dõi dựa trên định mức chi phí dẫn đến việc theo dõi và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của nhà quản trị đƣợc chặt chẽ hơn. Chi phí NVLTT đƣợc tập hợp và phản ánh trên TK621. Cuối kỳ toàn bộ chi phí NVLTT đƣợc kết chuyển sang TK154 để tính giá thành.

Cách tập hợp trực tiếp nhƣ vậy cung cấp thông tin chi phí NVLTT bám sát thực tế chi phí phát sinh theo đối tƣợng chi phí và đối tƣợng tính giá thành; từ đó giá thành sản phẩm phản ánh chi phí hợp lý về NVLTT; qua đó giúp cho nhà quản trị kiểm soát chi phí này một cách hiệu quả hơn.

Bảng 2.4. Bảng theo dõi CP NVLTT của các sản phẩm tháng 12/ 2016

ĐVT: 1000 đồng

STT YẾU TỐ Sữa Fami Sữa Fami kid Sữa mè đen Sữa Fami

Canxi Sữa Vinasoy I Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp 21.832.741 13.186.050 14.086.290 15.816.912 11.532.194 1 Nguyên liệu chính 7.017.278 6.099.946 6.516.402 7.316.999 5.334.862 2 Vật liệu, bao bì: 14.668.102 6.906.526 7.378.050 8.284.507 6.040.278 - Vật liệu phụ 1.128.619 1.036.280 1.107.029 1.243.037 906.305 - Bao bì 13.539.483 5.870.247 6.271.021 7.041.470 5.133.973 3 Nhiên liệu 147.361 179.578 191.838 215.407 157.054 - Dầu FO 147.361 179.578 191.838 215.407 215.407

Nhìn chung, cách tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp và theo dõi riêng cho từng sản phẩm cung cấp thông tin bám sát thực tế chi phí phát sinh. Dựa vào bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu nhà quản trị có thể có đƣợc những thông tin về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh cụ thể ở từng sản phẩm hoàn thành. Từ đó phần nào có thể đánh giá đƣợc tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có thể tìm đƣợc những biện pháp hiệu quả nhất để tránh thất thoát tiết kiệm nguyên vật liệu, giúp cho nhà quản trị đƣa ra quyết định dựa vào chi phí và giá thành hữu hiệu hơn. Mặt khác, việc sử dụng chi phí định mức để xác định giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ là hợp lý giúp cung cấp thông tin nhanh cho ban giám đốc, tạo điều kiện cho ban giám đốc có thể nhanh chóng đƣa ra những quyết định điều chỉnh chi phí nguyên vật liệu hợp lý.

b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Công ty sử dụng dây chuyền thiết bị của tập đoàn TatraPak – Thụy Điển cung cấp nên các công đoạn sản xuất đều đƣợc thực hiện bằng máy móc. Do đó, chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là các khoản tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải trả cho công nhân vận hành thiết bị. Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lƣơng theo sản phẩm.

Bảng 2.5. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12/ 2016

ĐVT: nghìn đồng

STT YẾU TỐ Sữa Fami Sữa Fami kid Sữa ĐN Mè đen

Sữa Fami

Canxi Sữa Vinasoy I Chi phí nhân công trực tiếp 4.822.023 1.174.802 1.609.684 1.701.546 942.254

1 Tiền lƣơng 4.818.678 1.094.151 1.499.179 1.584.734 877.568 2 Tiền ăn (33.156) 25.829 35.390 37.410 20.716 3 Bồi dƣỡng ca 3, độc hại 53.062 15.910 21.799 23.043 12.760 4 Bảo hiểm thất nghiệp (2.661) 1.621 2.222 2.348 1.300 5 BHXH, Y tế (12.330) 34.048 46.652 49.314 27.309 6 KPCĐ (1.570) 3.242 4.442 4.696 2.600

Nhìn chung cách tập hợp chi phí nhân công tại Công ty là hợp lý. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công có xác nhận của tổ trƣởng và quản đốc phân xƣởng, số lƣợng sản xuất thực tế nhập kho vào cuối tháng. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tiến hành chi tiết cho từng sản phẩm. Căn cứ vào số lƣợng sản phẩm sản xuất thực tế, kế toán phân xƣởng sẽ lập bảng tính lƣơng và phân bổ các khoản trích theo lƣơng của công nhân trực tiếp sản xuất cho từng sản phẩm. Kết quả tính toán sẽ đƣợc dùng để lên bảng thanh toán tiền lƣơng. Bảng này dùng để theo dõi trả lƣơng cho nhân viên toàn Công ty. Với cách tính lƣơng nhƣ trên nhằm phục vụ cho việc kiểm soát nguồn chi phí nhân công tại Công ty. Nhà quản trị dựa trên thông tin bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lƣơng của công nhân để quản lý, kiểm soát chi phí nhân công góp phần hạn chế gian lận trong thanh toán tiền lƣơng.

c. Tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở Công ty gồm chi phí nhiên liệu, chi phí điện nƣớc, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, chi phí xử lý môi trƣờng, chi phí thuê mặt bằng, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng, khấu hao tài sản cố định, chi phí sữa chữa lớn và bảo trì máy rót, chi phí bằng tiền khác. Ngoài ra, chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện, tiền nƣớc dùng chung toàn Công ty cững đƣợc Công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Trong khi đó, chi phí nhân viên phân xƣởng không đƣợc Công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này là chƣa phù hợp với nội dung, tính chất của chi phí; từ đó ảnh hƣởng đến tính hợp lý của chi phí trong giá thành sản phẩm.

Kế toán sẽ tổng hợp CPSXC phát sinh trong kỳ, cuối kỳ phân bổ cho các sản phẩm theo số lƣợng sản phẩm hoàn thành để xác định giá thành sản phẩm.

Bảng 2.6 minh họa khoản mục chi phí khấu hao tại Công ty đƣợc phân bổ theo sản lƣợng sản xuất.

Bảng 2.6. Phân bổ khấu hao 12/2016

Đvt: 1000 đồng

Sản phẩm SLSX T12/2016 PB chi phí khấu hao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sữa Fami 3.046.000 1.114.214 Sữa Fami Kid 1.181.000 1.783.736 Sữa ĐN Mè đen 1.430.000 1.714.896 Sữa Fami Canxi 1.510.000 1.718.376 Sữa Vinasoy 1.390.000 1.003.842

Tổng cộng 8.557.000 7.335.064

(Nguồn phòng kế toán của Công ty năm 2016)

Do đặc điểm của Công ty là quá trình sản xuất hoạt động chủ yếu dựa vào máy móc, thiết bị, nên chi phí sữa chữa TSCĐ phát sinh tƣơng đối lớn.

Cách tập hợp chi phí sản xuất chung nhƣ trên đƣợc xem là phù hợp và kịp thời cung cấp thông tin chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm sản xuất phục vụ cho các nhà quản trị của Công ty. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện, tiền nƣớc, chi phí nhân viên quản lý phân xƣởng, cách hạch toán ở Công ty là chƣa hợp lý. Từ đó thông tin giá thành sản phẩm chƣa phản ánh hợp lý chi phí phát sinh.

Bảng 2.7. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 12/2016 ĐVT: 1000 đồng STT YẾU TỐ Sữa Fami Sữa Fami kid Sữa ĐN Mè đen Sữa Fami Canxi Sữa Vinasoy III Chi phí chung 2.986.628 2.626.368 2.525.009 2.530.132 1.478.054

1 Chi phí vật liệu 340.779 91.364 87.838 88.016 51.417 2 Chi phí công cụ dụng cụ 28.737 283.125 272.199 272.751 159.336 3 Chi phí sửa chữa lớn + bảo trì 672.734 197.106 189.499 189.883 110.926 4 Chi phí xử lý môi trƣờng 77.553 18.059 17.362 17.397 10.163 5 Chi phí thuê mặt bằng + BD CSHT - 53.422 51.360 51.464 30.064 6 Chi phí khấu hao cơ bản 1.114.214 1.783.736 1.714.896 1.718.376 1.003.842 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 671.840 184.647 177.521 177.881 103.915 - Điện 485.980 157.360 151.287 151.594 88.558 - Nƣớc 185.860 27.287 26.234 26.287 15.356 8 Chi phí khác 80.771 14.910 14.335 14.364 8.391

Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung được sử dụng tại Công ty là chưa phù hợp với nguồn sinh phí, qua đó cung cấp thông tin chi phí và giá thành chưa hợp lý cho các nhà quản lý. Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí trực tiếp giá thành để giá vốn sản phẩm phản ánh hợp lý chi phí phát sinh, vì chi phí sản xuất chung thường có liên quan chặt chẽ với chi phí trực tiếp.

d. Tính giá thành

Do đặc thù sản phẩm của Công ty nên công ty không đánh giá sản phẩm dở dang khi tính giá thành sản phẩm. Vì sản phẩm đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động nên kế toán Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang.

Công ty đang tính giá thành theo phƣơng pháp giản đơn, giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Phƣơng pháp tính giá này chƣa thể phục vụ tốt thông tin cho nhà quản trị, vì các chi phí sản xuất chung đến cuối tháng mới tập hợp và sau đó mới tiến hành phân bổ, vì vậy tính kịp thời của cung cấp thông tin là không đảm bảo. Điều này đòi hỏi Công ty phải có một phƣơng pháp tính giá mới phù hợp hơn đáp ứng đƣợc thông tin cho nhà quản trị có những quyết định linh hoạt hơn với việc sản xuất và kinh doanh của Công ty trong ngắn hạn và đồng thời với phƣơng pháp tính giá mới Công ty sẽ lập báo cáo lãi lỗ cho nhà quản trị Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý.

Tổng giá thành sản phẩm =

Tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị của sản phẩm = --- Sản phẩm hoàn thành

Bảng 2.8. Tổng hợp chi phí và tính giá thành tháng 12/ 2016

ĐVT: 1000 đồng

STT YẾU TỐ Sữa Fami Sữa Fami kid Sữa ĐN Mè đen

Sữa Fami

Canxi Sữa Vinasoy

I Chi phí NVL TT 21.832.741 13.186.050 14.086.290 15.816.912 11.532.194

II Chi phí nhân công TT 4.822.023 1.174.802 1.609.684 1.701.546 942.254

III Chi phí sản xuất chung 2.986.628 2.626.368 2.525.009 2.530.132 1.478.054 Tổng cộng 29.641.392 16.987.219 18.220.983 20.048.590 13.952.502

Giá thành đơn vị 9.731 14.384 12.742 13.277 10.038

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 66 - 76)