6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Phân tích đánh giá và ra quyết định
Công ty có tiến hành phân tích chi phí nhƣng chỉ chú trọng công tác phân tích trên báo cáo tài chính (thuyết minh). Công ty không tiến hành phân tích chi tiết cụ thể về các khoản mục chi phí nhằm cho thấy rõ mức độ chênh lệch giữa số liệu thực tế so với số liệu dự toán để tìm ra nguyên nhân gây ra chênh lệch và tiến hành các điều chỉnh phù hợp.
Muốn hạ giá thành phải quản lý tốt giá thành và phải gắn quản lý giá thành với chi phí quản lý sản xuất cấu thành giá thành vì chi phí sản xuất và giá thành có quan hệ mật thiết với nhau, nếu chi phí sản xuất tăng thì giá thành tăng và ngƣợc lại. Do đó, định kỳ Công ty cần tiến hành phân tích chỉ tiêu chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm để tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm.
Nhìn chung, Công ty chƣa phân tích đƣợc các biến động chi phí, các khoản mục chi phí chƣa đƣợc phân tích chặt chẽ nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả. Với nhu cầu thông tin cung cấp cho nhà quản trị ngày càng cao nhƣng hiện tại công tác phân tích chi phí trong Công ty vẫn chƣa đáp ứng đƣợc, Công ty cần phải thực hiện việc phân tích các nguyên nhân theo các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình thực hiện dự toán chi phí để có thể đánh giá chi phí phát sinh gắn với trách nhiệm của các bộ
phận một cách đầy đủ hơn, phục vụ yêu cầu kiểm soát chi phí nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm phản ánh đúng thực tế phục vụ cho các nhà quản trị ra các quyết định chi phí ở công ty.
Công ty cần tăng cường phân tích kiểm soát chi phí sản xuất. Phân tích và kiểm soát chi phí ở Công ty được thực hiện dựa trên thông tin cụ thể về từng khoản mục chi phí sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tương ứng với từng giá thành sản phẩm cụ thể do kế toán cung cấp. Từ đó tính giá thành sản phẩm hợp lý sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp cho việc kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn.
2.3. TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH - VINASOY