NHẬN DIỆN YÊU CẦU THÔNG TIN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 82 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.NHẬN DIỆN YÊU CẦU THÔNG TIN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH

VINASOY

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là một bộ phận cấu thành của công tác hạch toán kế toán, giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý doanh nghiệp nắm đƣợc tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tình hình tiêu hao vật tƣ trong từng giai đoạn sản xuất, từng phân xƣởng, tình hình thực hiện các định mức vật tƣ, lao động và biết đƣợc các chỉ tiêu giá thành đã phản ánh đúng thực chất quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay chƣa, đã đạt đƣợc các chỉ tiêu đặt ra hay không để từ đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Nhƣ ta đã biết, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa, phản ánh lƣợng giá trị những hao phí sống và lao động vật hóa phát sinh trong sản xuất và kết tinh trong sản phẩm.

Hiện nay những doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Sữa Đậu nành Vinasoy nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên một thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hóa. Để thành công trong môi trƣờng mới này, họ phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp đồng thời phải đảm bảo chất lƣợng. Do đó, Công ty cần phải

nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm, nghĩa là phải chấn chỉnh những mặt tồn tại ngay từ trong nội bộ Công ty để công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành công cụ hữu hiệu kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất của công ty. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là Công ty không ngừng tăng cƣờng công tác quản trị chi phí sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhƣng để ra đƣợc những quyết định chính xác, những nhà quản lý phải có những thông đầy đủ, chính xác và đƣợc cập nhật. Để có thể đƣa ra những thông tin phục vụ nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Doanh nghiệp cần có những phƣơng pháp quản lý mới trong tất cả các bộ phận, phòng ban trong Công ty. Trong đó việc đổi mới phƣơng pháp tính giá thành cũng là một nội dung tƣơng đối quan trọng.

Qua phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đã trình bày ở chƣơng 2 cho thấy, mục đích chủ yếu trong công tác tính giá thành tại Công ty là cung cấp các thông tin cho công tác kế toán tài chính. Nhu cầu về thông tin cho việc ra các quyết định quản trị nội bộ không đơn thuần là các khoản mục chi phí phục vụ cho công tác kế toán tài chính vì vậy tính phù hợp của thông tin do quản trị chi phí sản xuất hiện tại cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp là không có. Thí dụ nhƣ nhà quản trị muốn đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất hiện thời thì các thông tin của quản trị chi phí sản xuất hiện tại là không tƣơng xứng cho mục đích này. Hoặc các nhà quản trị muốn phân tích lựa chọn giá cả sản phẩm hợp lý thì các thông tin của chi phí sản xuất hiện tại cũng không giúp ích đƣợc họ. Mặc dù đứng trên góc độ kế toán tài chính, các thông tin chi phí sản xuất kinh doanh hiện tại đã đảm bảo sự tuân thủ theo chế độ quy định nhƣng đứng trên quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp thì những thông tin này vẫn thiếu tính tin cậy. Thông tin về giá thành đơn vị sản phẩm dựa trên cơ sở phân

bổ tất cả CPSXC theo tỷ lệ với lƣợng sản phẩm hoàn thành là thông tin không đáng tin cậy, vì không phản ánh đúng các phí tổn của DN vào việc sản xuất các sản phẩm. Bên cạnh đó, thông tin CPSX hiện nay của Công ty cung cấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu kịp thời do các thông tin về chi phí và giá thành chỉ có đƣợc khi đã kết thúc kỳ kế toán. Do đó, thông tin CPSX hiện tại chƣa cung cấp đƣợc thông tin tin cậy cho nhà quản lý để ra các quyết định về giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tính giá theo phƣơng pháp hiện tại của Công ty chƣa giúp đƣợc nhà quản trị kiểm soát đƣợc chi phí của các hoạt động. Do mục đích chủ yếu của quản trị chi phí sản xuất hiện nay trong Công ty là cung cấp các chi phí trên các báo cáo tài chính, nhƣng nhu cầu về thông tin cho việc ra các quyết định quản trị nội bộ không đơn thuần là các khoản mục chi phí trên báo cáo tài chính. Vì vậy tính phù hợp của thông tin do quản trị chi phí sản xuất hiện tại cung cấp cho các nhà quản trị của Công ty là không có. Thí dụ nhƣ các nhà quản trị muốn đánh giá tính hiệu quả của quá trình sản xuất hiện thời thì các thông tin của quản trị chi phí sản xuất hiện tại là không tƣơng xứng cho mục đích này. Hoặc các nhà quản trị muốn phân tích, lựa chọn cơ cấu sản phẩm sản xuất hợp lý thì các thông tin của quản trị chi phí sản xuất hiện tại cũng không giúp ích gì đƣợc họ, vì những thông tin này vẫn còn thiếu tính tin cậy. Thông tin về giá thành đơn vị sản phẩm dựa trên cơ sở phân bổ tất cả các chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ với sản phẩm hoàn thành là thông tin không đáng tin cậy vì không phản ánh đúng các phí tổn của Công ty vào việc sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó thông tin do quản trị chi phí sản xuất hiện nay của Công ty cung cấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu kịp thời do các thông tin về chi phi và giá thành chỉ có đƣợc khi đã kết thúc kỳ kế toán.

Từ những phân tích trên cho thấy để doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững trên thị trƣờng thì cần hƣớng sự quan tâm của Công ty tới những công cụ thông minh hơn trong sản xuất kinh doanh, một trong những công cụ có

thể lựa chọn là công cụ tính giá theo phƣơng pháp ABC. Việc áp dụng phƣơng pháp tính giá ABC nhằm cung cấp các thông tin phù hợp, tin cậy và kịp thời cho các nhà quản trị chi phí sản xuất để ra các quyết định trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 82 - 85)