TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 64 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY SỮA

2.3.1. Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí: xuất phát từ đặc điểm và quy trình công

nghệ của Công ty cũng nhƣ phƣơng thức tổ chức sản xuất của Công ty, kế toán Công ty đã xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là sản phẩm hoàn thành.

Các sản phẩm sữa đậu nành Công ty đã sản xuất gồm: Sữa fami hộp, sữa fami bịch, sữa canxi bịch, sữa can xi hộp, sữa mè đen, sữa vinasoy, sữa fami kid.

Chọn đối tƣợng tập hợp chi phí là sản phẩm hoàn thành đáp ứng một phần thông tin cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng sản phẩm hoàn thành. Đồng thời, giúp cho công tác tập hợp đánh giá chi phí của các sản phẩm, để đƣa ra những quyết định về giá bán sản phẩm phù hợp. Từ đó, giúp cho nhà quản trị có thể xác định sản phẩm tiềm năng, sản phẩm chủ lực của Công ty để đầu tƣ nghiên cứu, mở rộng và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay có rất nhiều mặt hàng và sản phẩm thay thế đang bán trên thị trƣờng.

Phương pháp tập hợp chi phí

Công ty thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và nội dung. Công ty tập hợp sắp xếp những chi phí có cùng công dụng vào một yếu tố chi phí mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào chịu chi phí.

Công ty áp dụng phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp kết hợp với phƣơng pháp tập hợp gián tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpgồm: các chi phí nguyên vật liệu chính (đậu nành hạt, đƣờng,...), chi phí nguyên vật liệu phụ (chất ổn định Cm, Acid – HNO3, Clorince, dung dịch HCl, tác nhân ẩm PSM,...), vật liệu bao bì, nhiên liệu. Hầu hết chi phí này liên quan đến từng sản phẩm nên sẽ đƣợc tập hợp chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành. Nhìn chung, công tác xác định, ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà Công ty đang áp dụng phù hợp với việc quản trị chi phí và định giá bán sản phẩm.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Do Công ty sử dụng dây chuyền thiết bị có mức độ tự động cao của tập đoàn TatraPak – Thụy Điển cung cấp nên hầu hết các công đoạn sản xuất đều đƣợc thực hiện bằng máy móc. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về lao động , liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm tại các dây chyền sản xuất. Do đó, chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là các khoản tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải trả cho công nhân vận hành thiết bị. Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Nhìn chung cách tập hợp chi phí nhân công tại Công ty là tƣơng đối phù hợp. Việc tập hợp chi phí này giúp ban Giám đốc có thể đánh giá đƣợc chi phí nhân công bỏ ra đối với mỗi từng sản phẩm, qua đó có những điều chỉnh về cơ cấu nhân công phù hợp.

Chi phí sản xuất chung ở Công ty gồm: chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định,

chi phí dịch vụ mua ngoài,.. Do đặc điểm của Công ty là quá trình sản xuất hoạt động chủ yếu dựa vào máy móc, thiết bị, nên chi phí sữa chữa TSCĐ phát sinh tƣơng đối lớn. Kế toán sẽ tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ và phân bổ cho các sản phẩm theo số lƣợng sản phẩm hoàn thành để xác định giá thành sản phẩm.

Nhƣ vậy, việc tập hợp chi phí theo phƣơng pháp trực tiếp và gián tiếp này không những phù hợp đối với những chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm mà phƣơng pháp này còn phù hợp với đối tƣợng chi phí, giúp cho việc quản trị chi phí sản xuất theo sản phẩm hoàn thành và tính giá thành sản phẩm hoàn thành đƣợc hiệu quả. Mặt khác, với phƣơng pháp tập hợp chi phí này có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của Công ty về việc lập kế hoạch, thực hiện, ghi chép và kiểm soát chi phí theo sản phẩm hoàn thành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 64 - 66)