Quy trình tập hợp chi phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 76 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2.Quy trình tập hợp chi phí

Ưu điểm

Về tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

từng sản phẩm, giúp cho ban giám đốc kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn nguyên vật liệu sản xuất. Ngoài ra việc sử dụng chi phí định mức để xác định giá trị nguyên liệu xuất sử dụng trong kỳ là hợp lý giúp cung cấp thông tin nhanh cho ban giám đốc, tạo điều kiện cho ban giám đốc có thể nhanh chóng đƣa ra những quyết định điều chỉnh chi phí nguyên vật liệu cho hợp lý.

Về tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán dựa vào bảng chấm công để tính ra chi phí nhân công theo từng sản phẩm. Nhƣ vậy, cách tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng sản phẩm tại Công ty bảo đảm chi phí sản suất và giá thành sản phẩm đƣợc tính phù hợp cho đối tƣợng chi phí. Khi đó, thông tin chi phí cung cấp cho ban giám đốc hợp lý hơn và góp hần hữu ích cho việc đƣa ra các quyết định kinh doanh.

Về tập hợp chi phí sản xuất chung

Với việc tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng nội dung chi phí nhƣ trên đã giúp cho ban giám đốc biết đƣợc tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất chung, qua đó giúp kiểm tra đƣợc việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí về từng nội dung chi phí. Trên cơ sở đó sử dụng hiệu quả các chi phí sản xuất chung để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, ban giám đốc căn cứ vào những khoản chi phí sản xuất chung theo từng nội dung này để kiểm soát, hạn chế các nguồn chi phí bên ngoài nhƣ chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí khác...nhằm giảm chi phí sản xuất chung với mục đích hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Hạn chế

Về tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc điểm là cùng một loại nguyên vật liệu có thể sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm nên khi lập “ Phiếu lĩnh định mức vật tƣ” thì Công ty đã lập chung cho các sản phẩm đƣợc sản xuất ở cùng một tổ, điều này gây

khó khăn cho nhà quản trị. Nếu tại tổ sản xuất không tập hợp chính xác đƣợc lƣợng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sai lệch. Do đó thông tin cung cấp cho nhà quản trị không hợp lý.

Về tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công chỉ đƣợc tập hợp cho các sản phẩm nên quản trị Công ty chƣa đƣợc cung cấp thông tin chi phí nhân công theo bộ phận/ khâu sản xuất. Từ đó quản trị Công ty không thể đánh giá đƣợc hiệu quả của các bộ phận cũng nhƣ cơ cấu lao động tại các bộ phận. Điều này làm cho công tác quản lý nhân sự sản xuất ở Công ty chƣa hiệu quả.

Về tập hợp chi phí sản xuất chung

Chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện, tiền nƣớc dùng chung toàn Công ty đƣợc Công ty hạch toán vào chi phí sản xuất chung là chƣa phù hợp với nội dung, tính chất của chi phí. Do chi phí này không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho các bộ phận quản lý chung. Việc hạch toán nhƣ vậy làm cho giá thành sản phẩm hoàn thành phải gánh chịu thêm chi phí của bộ phận khác. Mặt khác, chi phí nhân viên quản lý phân xƣởng thì đƣợc Công ty ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc ghi nhận nhƣ vậy là không đúng với bản chất của chi phí vì đây là khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Do vậy, đối với chi phí quản lý phân xƣởng thì phải đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất chung trong kỳ và đƣợc tập hợp phân bổ để tính giá thành sản phẩm.

Việc phân loại chi phí

Việc phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí là cơ sở để quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục. Đồng thời, đó cũng là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và xây dựng định mức chi phí

sản xuất cho kỳ sau. Tuy nhiên, Công ty cũng chƣa thực hiện phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị nhƣ: phân loại CP theo cách ứng xử thành chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp hay phân loại CP thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp; chi phí kiểm soát đƣợc, chi phí không kiểm soát đƣợc; chi phí cơ hội, chi phí chìm. Vì thế, chƣa đáp ứng đƣợc những thông tin cần thiết, đầy đủ cung cấp cho các nhà quản lý cập nhật, ra quyết định đúng đắn và kịp thời trƣớc những biến động của thị trƣờng hiện nay. Do đó, thông tin giá thành sản phẩm cung cấp cho nhà quản trị chƣa phát huy đƣợc chức năng quản trị chi phí theo cách ứng xử của chi phí.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị chi phí ở công ty sữa đậu nành – vinasoy (Trang 76 - 79)