6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Thông tin phục vụ lập kế hoạch chi phí
Việc lập kế hoạch chi phí dựa trên số liệu lịch sử nên mang tính chất báo cáo tài chính, việc phân tích và lập kế hoạch chi phí trong Công ty là không khả thi. Công ty lập kế hoạch thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể. Nhƣ vậy khi mức độ hoạt động thực tế khác biệt so với kế hoạch, thì không thể so sánh để tìm ra chênh lệch. Do đó, việc lập kế hoạch không có ý nghĩa. Việc lập kế hoạch hiện tại của Công ty không thể dùng để đo lƣờng việc sử dụng chi phí ở mọi mức độ hoạt động. Vì vậy, cần phải lập kế hoạch linh hoạt để so sánh đánh giá về chi phí. Để các khoản chi phí kế hoạch sát với thực tế Công ty cần phải:
- Tổ chức triển khai thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và chi phí linh hoạt bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung.
- Công ty cần nghiên cứu và chỉ ra đƣợc mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận chức năng khác nhau và xác định những vấn đề nhƣ chi phí gia tăng ở nguồn nào, chi phí nào giữ vai trò trọng yếu đối với sản phẩm đề xác định đối tƣợng tập hợp chi phí chính xác cho các đối tƣợng chịu chi phí.
- Công ty cần nghiên cứu, dự báo biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào.
- Bổ sung vào bộ máy tổ chức một bộ phận có chuyên môn về công tác lập kế hoạch. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ các hoạt động hoặc các đối tƣợng chịu phí để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chức năng khác của quản trị chi phí sản xuất một cách hiệu quả nhất.
quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra đƣợc những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khóa cho việc thực hiện một cách có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của Công ty. Do đó, yêu cầu đặt ra là kế toán cần cung cấp thông tin hoạt động hoặc đối tƣợng chịu phí, đặc biệt là giá thành vật tƣ mua vào. Trên cơ sở đó, ban giám đốc có thể kiểm soát chặt chẽ chi phí và có thể nhìn rõ hơn mối quan hệ giữa thời gian, chất lƣợng, công suất nhà xƣởng từ đó ban giám đốc có sự linh hoạt hơn đối với chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, thông tin giá thành sản phẩm rất cần thiết để phục vụ công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty. Với thông tin giá thành mà kế toán cung cấp, ban giám đốc mới có cơ sở để phân tích và đƣa ra các quyết định kinh doanh nhƣ nên bán sản phẩm với giá nào là phù hợp, góp phần thúc đẩy quá trình kinh doanh và nâng cao lợi nhuận của công ty. Nhƣ vậy, cần tính đúng, tính đủ chi phí để xác định đúng giá thành sản phẩm góp phần cung cấp thông tin hợp lý phục vụ yêu cầu quản trị chi phí tại Công ty .
3.1.2. Thông tin phục vụ tổ chức thực hiện chi phí
Khi kế hoạch chi phí sản xuất đƣợc duyệt, bộ máy quản lý điều hành sản xuất của Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo kế hoạch. Trong quá trình sản xuất tùy theo thực tế nhu cầu sản xuất phát sinh đề ra các quyết định linh hoạt để sản phẩm đƣợc hoàn thành đạt năng suất cao nhất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Hàng tháng, các bộ phận sản xuất gửi mọi hóa đơn, chứng từ liên quan cho bộ phận kế toán. Kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn chứng từ sản xuất để theo dõi và tổng hợp từng loại chi phí thực tế phát sinh.
Bên cạnh đó, Công ty cần tổ chức quản lý việc thực hiện chi phí sản xuất nhằm bảo đảm tuân theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể:
- Xây dựng lại cách phân bổ chi phí sản xuất chung theo các hoạt động nhằm kiểm soát chặt hơn việc sử dụng chi phí.
chi phí. Cuối quý, bộ máy quản trị Công ty tổ chức tổng hợp chi phí thực hiện trong quý, trong năm từ đó xem xét tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận nhằm giải quyết các vƣớn mắc trong quá trình thực thi kế hoạch. Cuối năm, Công ty tổ chức kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí của năm đó. Từ đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch cho kỳ tiếp theo và các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tăng cƣờng các biện pháp quản lý chi phí trong sản xuất và tuyên truyền việc chấp hành tốt các nội quy, quy chế đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạn chế tiêu hao nguyên liệu.
- Xây dựng phƣơng án trả lƣơng cho ngƣời lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm trong sản xuất.
Nhƣ vậy, với cách theo dõi và phản ánh chi phí sản xuất nhƣ trên nhằm tăng cƣờng khả năng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty góp phần đem lại hiệu quả cao trong quản trị. Do đó, ban giám đốc cần thông tin sản phẩm để làm cơ sở theo dõi và phản ánh chi phí đúng với thực tế. Bên cạnh đó, thông tin giá thành cũng đóng vai trò thiết thực trong việc đƣa ra các quyết định về giá bán sản phẩm, nên bán sản phẩm với giá nào là hợp lý và mang tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Dựa trên cơ sở thông tin chi phí kế toán tập hợp theo dõi để phản ánh và xác định giá thành sản phẩm, đồng thời kiểm tra và điều chỉnh chi phí cho phù hợp. Vì vậy, thông tin giá thành đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dựa trên cơ sở chi phí thực tế, tức là thông tin về giá thành chỉ có đƣợc sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Nhƣ vậy, thông tin về giá thành không kịp thời, mất tác dụng quản trị, định hƣớng sản xuất, nên yêu cầu đặt ra là ngày càng hoàn thiện phƣơng pháp tính giá góp phần phục vụ nhu cầu quản trị chi phí sản xuất tại công ty. Đây là nhiệm vụ và là
mục tiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.
Với yêu cầu này, công tác tính giá thành cần cung cấp thông tin chi phí phát sinh của từng hoạt động chi phí giúp các nhà quản trị tìm ra chênh lệch giữa chi phí định mức và chi phí thực tế, để kiểm soát chi phí .
3.1.3. Thông tin phục vụ phân tích đánh giá và ra quyết định
Để ban giám đốc có thể phân tích đánh giá và ra quyết định việc sử dụng chi phí thì định kỳ Công ty nên thực hiện việc phân tích các biến động chi phí sản xuất để đo lƣờng việc thực hiện chi phí trong thực tế và quy trách nhiệm cho hoạt động phát sinh chi phí liên quan để đánh giá trách nhiệm quản lý và thành quả hoạt động theo từng bộ phận, từng hoạt động. Công ty nên tính toán và phân bổ các chi phí gián tiếp hợp lý hơn, phù hợp hơn với thực tế phát sinh.
Mặc khác, Công ty cần lập các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho đơn vị mình. Các báo cáo đƣợc lập định kỳ và khi có yêu cầu cung cấp thông tin. Các báo cáo thƣờng đƣợc lập nhƣ: báo cáo sản xuất, báo cáo tiến độ sản xuất, báo cáo nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…
3.2. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH ABC PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH - VINASOY
3.2.1. Vận dụng phƣơng pháp tính giá thành ABC nhằm cung cấp thông tin cho quản trị chi phí tại Công ty
Quyết định về giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn mà nhà quản lý phải thực hiện. Lý do là vì việc xác định giá sản phẩm không phải chỉ là một quyết định có tính chất tài chính, đúng hơn, đó là một quyết định có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty, và vì vậy nó ảnh hƣởng đến toàn Công ty. Vì mức giá tính cho
một sản phẩm có ảnh hƣởng lớn đến việc quyết định khối lƣợng khách hàng sẽ mua sản phẩm đó và do vậy nó sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập và thị phần của Công ty. Nếu doanh thu không bù đắp đƣợc tất cả các chi phí của Công ty thì trong tƣơng lai Công ty sẽ không thể tồn tại. Điều này luôn đúng, cho dù các chi phí đƣợc kiểm soát chặt chẽ và ngƣời quản lý có sáng tạo trong công việc hoặc thực hiện công việc của mình nhƣ thế nào đi nữa. Và để đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi phí góp phần cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm dựa trên hoạt động có thể là một công cụ hữu ích cho quản trị chi phí nhằm đạt đƣợc lợi nhuận mong đợi và có thể cung cấp thông tin phục vụ quản trị chi phí dựa vào hoạt động(ABM).
Công ty Sữa đậu nành – Vinasoy sản xuất và kinh doanh đa dạng sản phẩm nhƣ: Sữa fami hộp, Sữa fami bịch, Sữa canxi bịch, Sữa can xi hộp, Sữa mè đen, Sữa vinasoy, Sữa fami kid, ... Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trƣờng Sữa đậu nành ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, nhằm đƣa ra những sản phẩm mới có chất lƣợng cao mà còn cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả. Vì vậy, Công ty cần phải có một phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp để có thể hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị của lãnh đạo Công ty, cụ thể là:
- Nhận diện rõ các hoạt động phát sinh chi phí tại Công ty, làm tiền đề cho việc thực hiện kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động tại Công ty.
- Tiến hành tập hợp chi phí theo từng đối tƣợng chịu phí thông qua các chức năng xử lý chi phí theo các hoạt động; từ đó phục vụ tốt hơn cho việc tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
- Xác định lại tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên mức độ hoạt động, đồng thời tính toán lại giá thành sản phẩm tại Công ty theo phƣơng pháp ABC, qua đó so sánh giá thành đƣợc tính hiện nay với giá thành đƣợc tính dựa trên lý thuyết ABC. Từ đó giúp Công ty giải quyết vƣớng mắc hiện
có liên quan đến thông tin chi phí đƣợc xác định theo hệ thống kế toán chi phí hiện tại.
Phƣơng pháp ABC sẽ giúp Công ty tạo ra những sản phẩm tốt hơn do kiểm soát tốt chi phí sản xuất, từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng với chi phí cạnh tranh. Phân tích lợi nhuận sản phẩm và lợi nhuận do khách hàng mang lại, phƣơng pháp này đã góp phần tích cực vào quá trình ra quyết định của cấp quản lý.
Ứng dụng phƣơng pháp ABC có thể giúp nhân viên nắm rõ toàn bộ chi phí liên quan, giúp họ có thể phân tích chi phí và xác định những hoạt động nào mang lại giá trị cộng thêm và hoạt động nào không, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động. Đây là một quy trình hoàn thiện liên tục bắt đầu từ việc phân tích chi phí, cắt giảm những hoạt động không tạo ra giá trị cộng thêm và qua đó đạt đƣợc hiệu suất chung.
3.2.2. Quy trình, nội dung vận dụng tính giá thành theo phƣơng pháp ABC ở Công ty
Sản phẩm Sữa đậu nành của Vinasoy đa dạng về chủng loại. Bên cạnh đó, Vinasoy không ngừng đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, trình độ quản lý về kinh tế tài chính đang ngày càng đƣợc nâng lên, bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin và công tác hạch toán kế toán hiện nay đƣợc lãnh đạo Vinasoy rất chú trọng. Hiện nay, công tác tính giá thành sản phẩm của Vinasoy còn nhiều bất cập và chƣa chính xác. Để tính giá thành chính xác cần phải tính toán và phân chia chi tiết cho từng hoạt động. Vì vậy, đây là những yếu tố giúp cho Vinasoy có thể áp dụng và phát triển hệ thống tính giá ABC.
Để phƣơng pháp tính giá ABC có thể cung cấp thông tin phục vụ hữu ích cho công tác quản lý của lãnh đạo Vinasoy thì việc ứng dụng phƣơng pháp tính giá ABC phải theo những hƣớng sau:
- Phục vụ cho mục tiêu quản trị chi phí ở Vinasoy (Công ty có biện pháp cắt giảm chi phí và kiểm soát chi phí tốt hơn).
- Nhằm mục đích tính giá thành chính xác hơn phƣơng pháp tính giá truyền thống về các nguồn lực mà Công ty đã hao phí cho từng mặt hàng sản phẩm, xác định giá bán chính xác cho từng mặt hàng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Quy trình tính giá thành theo phƣơng pháp ABC đƣợc phát họa theo các bƣớc sau.
Bƣớc 1: Xác định các hoạt động
Việc phân tích và xác định đƣợc các hoạt động trong Công ty là bƣớc rất quan trọng, vì ảnh hƣởng đến quá trình tổ chức lại công tác tổ chức cũng nhƣ công tác tập hợp chi phí theo hoạt động và tính giá thành. Qua phân tích quy trình sản xuất tại Công ty, trao đổi với nhân viên có liên quan và cơ sở lý thuyết, có thể phân chia quá trình sản xuất sản phẩm ở Công ty thành các hoạt động sau: hoạt động tạo dịch đậu nành, hoạt động hòa trộn, hoạt động tiệt trùng, hoạt động đóng gói thành phẩm, hoạt động KCS và hoạt động hỗ trợ chung.
Để giảm chi phí cho việc đo lƣờng, theo dõi diễn tiến của hoạt động, giúp cho công tác ABC trở nên đơn giản và dễ thực hiện, các hoạt động tƣơng tự nhau sẽ đƣợc tập hợp vào nhóm hoạt động. Căn cứ vào cơ cấu sản xuất và quản lý của Công ty, có thể phân loại các bộ phận trong cơ cấu này thành các nhóm hoạt động. Dựa vào phân tích ở trên cũng nhƣ thực tế quá trình sản xuất, ta có Bảng 3.1 tổng hợp các hoạt động vào nhóm hoạt động, hoạt động nào nằm trong nhóm hoạt động đó thì đƣợc đánh dấu “x”.
Bảng 3.1. Tổng hợp các hoạt động vào nhóm hoạt động Nhóm hoạt động HOẠT ĐỘNG Tạo dịch đậu nành Hòa trộn Tiệt trùng Đóng gói thành phẩm KCS Hỗ trợ chung Nhóm hoạt động tiếp nhận nguyên liệu x x
Nhóm hoạt động kỹ thuật cơ điện x x x x x x Nhóm hoạt động KCS x x x x x x Nhóm hoạt động quản lý điều hành sản xuất x x x x x x Nhóm hoạt động thực hiện lệnh sản xuất x
Bƣớc 2: Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí
Theo phƣơng pháp ABC, toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động đƣợc chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu. Các chi phí trực tiếp liên quan đến từng sản phẩm khác nhau nên đƣợc nhận diện và hạch toán trực tiếp cho từng sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty gồm tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng đƣợc phân bổ theo từng sản phẩm. Chi phí NCTT đƣợc nhận diện và đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm nên không cần phân bổ.
Chi phí sản xuất chung
Theo phƣơng pháp tính giá ABC, các nguồn lực đƣợc quan tâm là các nguồn lực đƣợc sử dụng để tiến hành các hoạt động có liên quan gián tiếp đến