6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Tổ chức thực hiện và phản ánh chi phí sản xuất
Khi kế hoạch chi phí sản xuất đƣợc duyệt, bộ máy quản lý điều hành sản xuất của Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo kế hoạch. Trong quá trình sản xuất tùy theo thực tế nhu cầu sản xuất phát sinh để ra các quyết định linh hoạt và để sản phẩm đƣợc hoàn thành đạt năng suất cao nhất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Hàng tháng các bộ phận sản xuất gửi mọi hóa đơn, chứng từ liên quan cho bộ phận kế toán. Kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn chứng từ sản xuất để theo dõi và tổng hợp từng loại chi phí thực tế phát sinh.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Với đặc điểm là sản xuất khối lƣợng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kế hoạch đã xây dựng định mức vật tƣ đối với
từng mặt hàng và theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban nhƣ phòng kế toán, phòng tài vụ. Phòng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của tháng và định mức vật tƣ kế hoạch để lập ra phiếu lĩnh định mức vật tƣ”. Phiếu này đƣợc lập với cả nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và bao bì sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
Việc tổ chức thực hiện chi phí NVLTT một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong quản lý, kiểm soát tài sản trong Công ty, thúc đẩy việc cung cấp kịp thời, đồng bộ những NVL cần thiết của sản xuất theo từng đối tƣợng sử dụng, ngăn ngừa các hiện tƣợng hƣ hỏng mất mát, lãng phí và có thể tránh đƣợc tình trạng ứ đọng hay khan hiếm vật tƣ ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.
Do đó, yêu cầu đặt ra là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết và tổng hợp của từng thứ nguyên vật liệu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, lƣợng nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất kinh doanh theo đối tƣợng sử dụng hay các khoản chi phí. Đồng thời cần có thông tin về định mức tiêu hao nguyên vật liệu giúp cho việc tổ chức thực hiện tránh tình trạng ứ đọng, hoặc khan hiếm ảnh hƣởng đến tình trạng sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, nếu quản lý tốt nguyên vật liệu tạo điều kiện thúc đẩy việc cung cấp kịp thời, ngăn ngừa hiện tƣợng hƣ hỏng, mất mát góp phần hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
* Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí tiền lƣơng cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất. Việc kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cần phải chặt chẽ và khoa học.
Kiểm soát CPNCTT qua hợp đồng dài hạn với công nhân có tay nghề cao, đã làm ổn định và thuê ngắn hạn công nhân có tay nghề thấp. Phòng tổ chức hành chính và Giám đốc xét duyệt tuyển dụng số lƣợng lao động trực
tiếp. Các tổ trƣởng hoàn tất theo dõi số lƣợng lao động thông qua hình thức chấm công hằng ngày.
Việc kiểm tra đƣợc thực hiện trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch lao động tiền lƣơng của Công ty thông qua đơn giá tiền lƣơng, hình thức trả lƣơng. Do đó, nhà quản trị cần kế toán chi phí và giá thành cung cấp lƣợng thông tin cụ thể đơn giá tiền lƣơng tƣơng ứng với từng giá thành sản phẩm. Từ đó, nhà quản trị tìm và phát hiện những bất cập trong cơ cấu chi phí tiền lƣơng để điều chỉnh kịp thời, sao cho vừa tránh lãng phí, vừa khuyến khích ngƣời lao động sản xuất hăng say hơn, hạn chế tai nạn lao động, tăng năng suất lao động. Đồng thời, thông qua kiểm tra góp phần phân phối và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của Công ty, thúc đẩy việc tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, Công ty luôn tăng cƣờng công tác tổ chức công nhân làm việc hợp lý, rà soát chất lƣợng lao động, đào tạo tay nghề, chú trọng tự đào tạo, thƣởng tác nghiệp sản xuất để động viên kịp thời ngƣời lao động đạt năng suất, hiệu quả công việc cao. Nhƣ vậy quan trọng nhất để quản trị tốt chi phí là khi đã xây dựng đƣợc một kế hoạch đúng, phải kiểm soát chặc chẽ và có những điều chỉnh trong những điều kiện thích hợp, thực hiện nguyên tắc có việc, có chi phí là có khoán.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát sinh ở phân xƣởng. Chi phí SXC tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí, theo từng phân xƣởng, tổ đội sản xuất đến cuối kỳ kế toán tập hợp và phân bổ cho các sản phẩm.
Việc tổ chức thực hiện chi phí SXC cũng đặt ra yêu cầu đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành cần phải cung cấp kịp thời cụ thể thông tin về các khoản chi phí phát sinh theo từng phân xƣởng tƣơng ứng với quá trình sản xuất từng sản phẩm. Việc theo dõi chi tiết, cụ thể giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát và hạn chế đƣợc những khoản chi phí.
Bảng 2.3. Cơ cấu chi phí sản xuất năm 2016
ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Sữa Fami Sữa Fami Kid Sữa ĐN
Mè đen Sữa Fami canxi Sữa VNS
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 263.726.194.600 155.562.067.400 170.768.782.600 191.536.258.600 263.726.194.600 2. Chi phí nhân công
trực tiếp 57.864.279.540 14.097.618.840 19.316.208.000 20.418.552.000 11.307.048.000 3. Chi phí sản xuất chung 35.839.538.088 31.516.415.160 30.300.108.000 30.361.584.000 17.736.648.000
Tóm lại: Việc phân định chi phi giúp đưa ra những thông tin chi phí có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ cho công tác quản trị chi phí tốt hơn tại Công ty. Chẳng hạn, việc phân định chi phí cụ thể giúp cho việc đưa ra giá bán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, thì chi phí và giá thành có liên quan với nhau theo nghĩa là giá thành phải vượt chi phí thì Công ty mới có được lợi nhuận. Chính vì vậy, nhà quản trị cần thông tin xác thực về chi phí và giá thành nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ nguồn chi phí để có thể đưa ra những quyết định kịp thời đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.