Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 48 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN

a. Các nhân t bên trong

- Bộ máy quản lý của cơ quan thuế

Bộ máy quản lý của chính các cơ quan thuế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý thuế là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận tất cả chức năng quản lý từ quản lý đăng kí, kê khai, nộp thuế đến công tác thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế…, nghiên cứu, tham mưu cho ủy ban nhân dân quận, huyện, tỉnh, thành phố các cơ chế, chính sách, biện pháp về quản lý thu ngân sách, tăng nguồn thu, chống thất thu thuế, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách tại các địa phương.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế

Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế được tốt thì đội ngũ cán bộ thuế luôn là nhân tố quan trọng. Nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế hợp lý thì sẽ vận động được nhiều người dân tham gia nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho công tác quản lý thuế. Một cán bộ thuế có hiểu biết sâu về công tác thuế sẽ nhanh nhạy

trong công tác quản lý. Họ có thể nhanh chóng phát hiện những trường hợp gian lận và có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh thất thu cho NSNN.

- Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thuế

Trong những năm trước đây, các DN đều do cơ quan quản lý thuế theo quy trình kép kín, nghĩa là mỗi một cán bộ quản lý được phân công quản lý phụ trách một số DN, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kê khai, quyết toán thuế. Hàng tháng, cán bộ quản lý đến đối chiếu và xác nhận vào tờ khai nộp thuế của DN. Chính những điều này đã tạo ra kẻ hở cho các DN thông đồng với cán bộ trực tiếp quản lý DN mình để trốn thuế. Hiện nay, công tác quản lý đã đổi mới nhưng không thể xem nhẹ tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuế bên cạnh được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn càn phải có cái tâm. Đạo đức của người cán bộ trước hết thể hiện ở sự cần, kiệm, liêm chính phụ vụ nhân dân, không tư lợi riêng cho mình, cửa quyền, tham nhũng... Người cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao mới quản lý tốt, đưa nước nhà ngày càng đi lên.

- Cơ sở vật chất của cơ quan thuế

Có đội ngũ cán bộ đạt chất lượng, được tổ chức hoạt động chuyên nghiệp theo một quy trình chặt chẽ nhưng lại không có phương tiện vật chất hỗ trợ thì khó mà quản lý cũng như phục vụ tốt cho NNT. Vì vậy, có thể thấy, nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuế TNDN. Những quy định trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế. Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của các cơ quan thuế. Cũng như vậy, một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí. Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi những chi phí bước đầu

tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.

b. Các nhân t bên ngoài

- Chính sách thuế và tính nghiêm minh của pháp luật

Chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNDN nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế, một chính sách ổn định, bền vững phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tốt, nếu chính sách thay đổi liên tục làm cho cán bộ không nắm bắt kịp và NNT lại càng thêm hoang mang.

Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm, họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện. Như vậy, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Hiện nay, có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quản lý thuế, cụ thuể là thuế TNDN, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp như Kho bạc, Sở Kế hoạch- Đầu tư, UBND, Công an… có vai trò không ít quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến DN là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:

+ Cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về thuế trong thực tế.

luật, thực hiện nghĩa vụ thuế qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền lợi cho DN.

+ Cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý thuế TNDN đối với DN mà một cán bộ, một cơ quan thuế không thể giải quyết được.

- Tình hình kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tương nộp thuế

Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNDN phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số đối tượng nộp thuế TNDN nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng một phần tới công tác quản lý thuế TNDN.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC QUN LÝ THU THU NHP DOANH NGHIP TI CHI CC THU QUN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)