Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 103 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

- Trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nên trưng cầu ý kiến đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, rà soát kỹ để tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc phải ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật quá nhiều gây khó khăn cho cả NNT lẫn cán bộ thuế trong việc cập nhật thông tin hay thi hành pháp luật thuế như quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, luật quản lý thuế hay các quy trình quản lý đăng kí, quy trình quản lý nợ… vừa qua.

- Cần nghiên cứu sửa đổi quy định về thứ tự thực hiện và biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay.

- Nghiên cứu sửa đổi cách thức quy định về phạt nộp chậm thuế và nâng mức phạt nộp chậm thuế. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến số đối tượng chậm nộp thuế gia tăng, đó là mức phạt nộp chậm thấp, đặc biệt đặt trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên lạm phát cao như Việt Nam. Trước khi có Luật Quản lý thuế, mức phạt nộp chậm thuế là 0,1%/ngày. Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 1/7/2007 đã giảm mức phạt nộp chậm thuế đi một nửa, xuống còn 0,05%/ngày. Lý do cơ bản của sự sửa đổi này là do mức phạt quá cao khiến người nộp thuế không có khả năng nộp cả thuế và tiền phạt, bởi vậy, nhiều NNT muốn nộp thuế và phạt nhưng số tiền phạt quá

cao nên họ lại dây dưa nợ thuế. Thêm vào đó, ở thời điểm sửa Luật Quản lý thuế, nền kinh tế lạm phát vừa phải, thậm chí có giai đoạn thiểu phát.

Tuy nhiên, việc giảm mức phạt nộp chậm quá nhiều lại trở nên bất hợp lý, đặc biệt đặt trong bối cảnh lạm phát thường xuyên ở mức cao như ở Việt Nam dẫn đến mức phạt nộp chậm thuế thấp hơn cả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên, không thể cứ sửa Luật để chạy theo lạm phát cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội khác, nhưng điều này cũng có nghĩa là khi xây dựng các luật nói chung và Luật Quản lý thuế nói riêng cần phải có tính tiên tiến, phải dự tính được những thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội mà luật đó sẽ được áp dụng. Khi Luật đã lạc hậu thì phải chấp nhận nghiên cứu sửa đổi.

Điều cần lưu ý ở đây là, xét dưới góc độ kinh tế, tỷ lệ phạt nộp chậm thuế phải cao hơn ở mức độ nhất định so với lãi cho vay của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, lãi cho vay của các NHTM lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lạm phát. Những gì đã diễn ra đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian qua và thực tế thực hiện Luật Quản lý thuế cho thấy, việc sửa đổi quy định phạt nộp chậm thuế theo hướng tăng mức phạt nộp chậm thuế là sự cần thiết khách quan. Để đảm bảo sự linh hoạt, nên điều chỉnh điều khoản này trong Luật Quản lý thuế theo hướng quy định khung mức xử phạt tối đa – tối thiểu và giao thẩm quyền quy định mức xử phạt nộp chậm cụ thể cho Chính phủ. Với phương án này, tuy có nhược điểm là sự ổn định của quy định pháp luật không cao, nhưng có ưu điểm là đảm bảo sự linh hoạt trong quy định mức phạt nộp chậm thuế phù hợp với sự biến động kinh tế, đảm bảo được nguyên tắc mức phạt nộp chậm cao hơn so với lãi cho vay vốn của các NHTM.

- Nghiên cứu bổ sung đối tượng và trường hợp được gia hạn nộp thuế. Đề xuất này xuất phát từ thực tế là có khá nhiều DN nộp chậm thuế vì những nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Những đối tượng này cần được gia hạn để có điều kiện trả được nghĩa vụ thuế. Theo đó, cần nghiên cứu bổ sung

vào Luật Quản lý thuế một số trường hợp gia hạn nộp thuế và giao thẩm quyền giải quyết cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Để quy định này không bị lạm dụng, cần quy định những tiêu chí định lượng rõ ràng trên cơ sở tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan, có văn bản giải trình của NNT và trình tự xét duyệt chặt chẽ. Đồng thời, yêu cầu NNT phải cam kết đảm bảo tính trung thực của thông tin cung cấp và cam kết nộp đủ thuế khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế

Cần lập một ma trận phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế.

- Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Do đó, ngành Thuế cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế. Bộ tiêu chí này có thể ban hành chung trong bộ tiêu chí đánh giá tất cả các mặt hoạt động của cơ

quan thuế hoặc được ban hành trong quy trình cưỡng chế nợ thuế.

- Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện khi Nhà nước đưa ra các chính sách tháo gỡ khó khăn cho NNT, người dân. Chẳng hạn như, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/8/2011 ban hành chính sách ưu đãi thuế cho tổ chức, cá nhân như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì ngày 12/8/2011 Bộ Tài chính có công văn số 10790/BTC- CST gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai Nghị quyết trên. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cách kê khai để hưởng chính sách ưu đãi ấy cho NNT, cách cơ quan thuế theo dõi hay quản lý ra sao thì đến năm 2013 vẫn chưa hoàn chỉnh.

- Các mẫu biểu nếu có ban hành kèm theo văn bản pháp luật về thuế nên hướng dẫn cách điền thông tin để tránh NNT không hiểu hoặc hiểu sai dẫn đến khai sai, khai thiếu thông tin. Kể đến như mẫu bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, nếu doanh nghiệp không được tập huấn hay xem qua nội dung hướng dẫn khai thuế theo chương trình hỗ trợ khai thuế thì rất dễ khai không đúng bảng kê này.

- Ban hành văn bản quy định rõ ràng về tính pháp lý của thông tin tư vấn, hướng dẫn mà cán bộ làm công tác hỗ trợ về thuế cung cấp; trách nhiệm của cán bộ thuế đối với thông tin tư vấn đã cung cấp cho NNT, nhất là qua hình thức tư vấn trực tiếp tại bàn và qua điện thoại. Vì hiện nay NNT vẫn chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định của mình dù quyết định đó được thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ tư vấn thuế. Có thể thấy là độ tin cậy của thông tin tư vấn chưa cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 103 - 106)