6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Tăng cường quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế của NNT
NNT
Số lượng các DN ngày càng gia tăng, tuy nhiên không phải NNT nào cũng có ý thức tự giác đăng kí và kê khai nộp thuế. Vì vậy, Chi cục phải tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai, nộp thuế. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát số lượng NNT, đảm bảo quản lý chặt số lượng NNT hoạt động phải kê khai thuế:
- Lên kế hoạch hàng tháng đến các phường để kiểm tra hay phối hợp với tổ dân phố, UBND phường để rà soát chặt chẽ.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nộp ngân sách như thế nào, nắm chắc các nguồn thu thuế TNDN và số lượng NNT trên địa bàn, xác định cụ thể nguồn thu có tiềm năng, nguồn thu không tiềm năng để kịp thời có biện pháp quản lý thu đảm bảo việc nộp thuế đúng hạn và hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Theo dõi, giám sát và nắm bắt kịp thời số DN thành lập mới, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
- Để quản lý NNT nộp thuế: phân giao chỉ tiêu cho các Đội thuế, phát động phong trào thi đua thu ngân sách nói chung và thu thuế TNDN nói riêng.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra NNT và nội bộđồng thời nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra
và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, cảnh cáo đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế tính thuế không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để gian lận, và trốn thuế.
- Hiện tại, Chi cục đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chất lượng nhưng do khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên Chi cục cần có sự phân công bố trí sắp xếp cán bộ theo hướng tăng số lượng đội ngũ cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế và chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế các DN tại chi cục
Kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại Chi cục cần thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, kiểm tra sự tuân thủ về pháp luật thuế của NNT.
Thêm vào đó, trong quá trình kiểm tra sẽ phân tích tập trung theo từng nhóm ngành kinh doanh như kinh doanh chế biến hải sản, xây dựng, có hoạt động đầu tư dự án, có hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế tài nguyên, phí môi trường... để rút ngắn thời gian, mang lại hiệu quả cao, như vậy vừa quản lý kiểm tra được thuế TNDN thêm vào đó có thể quản lý các loại thuế khác. Hay có thể tập trung vào các DN âm thuế liên tục, các DN nhiều tháng không phát sinh doanh thu, các DN rủi ro cao về thuế, kiểm tra quyết toán thuế. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung các đơn vị xây dựng cơ bản ngoài tỉnh, các ngành có rủi ro về kê khai thất thu thuế như: kinh doanh vận tải, dịch vụ ăn uống, khách sạn, vật liệu xây dựng,... nhằm chống thất thu thuế TNDN.
Trên cơ sở đó, sẽ lập kế hoạch và quyết định có cần thiết phải kiểm tra tại DN hay không, lựa chọn hình thức kiểm tra tùy theo loại hình kinh doanh và đặc thù của từng nhóm DN mà có nội dung kiểm tra cho phù hợp.
- Kiểm tra tại trụ sở NNT theo mức độ rủi ro về thuế
+ Cần phải chuyển từ kiểm tra truyền thống là nhằm vào tất cả các DN hiện hành sang cơ chế kiểm tra theo mức độ vi phạm về thuế TNDN, ưu tiên kiểm tra những đối tượng có rủi ro lớn.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra đối với NNT trên cơ sở phân tích rủi ro để thực hiện các chương trình kiểm tra theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng, theo ngành nghề theo một kế hoạch thống nhất.
+ Số lần kiểm tra trong tháng có thể tăng thêm, hay có thể kiểm tra đột xuất không liên hệ trước tạo sự khách quan, không chuẩn bị trước cho các DN, từ đó có thể phát hiện được những vi phạm mà DN cố tình che giấu.
+ Đối với các cuộc kiểm tra cần nắm chắc DN về đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, năng lực sản xuất, hình thức đăng ký nộp thuế…để áp dụng phương pháp kiểm tra phù hợp nhằm không kéo dài gây phiền hà cho đối tượng được kiểm tra.
- Cần có sự phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan kiểm toán, thanh tra tài chính, thanh tra Cục thuế phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra, kiểm tra để tránh thanh tra chồng chéo cho các DN, gây phiền hà và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.
- Cập nhật và nghiên cứu các tài liệu thanh tra, kiểm tra mang tính chuyên sâu, chuyên ngành để chất lượng các cuộc kiểm tra thật sự hiệu quả, chuyên sâu tạo sự nghiêm ngặt và mang tính pháp luật cao để các DN có thể thực hiện việc nộp thuế TNDN đầy đủ, đúng hạn.
- Gắn công tác kiểm tra với việc đi sâu chấn chỉnh ý thức chấp hành pháp luật về thuế TNDN, chấn chỉnh công tác kế toán, hạch toán doanh thu, chi phí… của các DN.
kiểm tra. Nên biết dựa vào người dân đáng tin cậy, có hiểu biết sự việc để thu thập các thông tin tư liệu cần thiết về đối tượng đang kiểm tra, để phục vụ cho công tác kiểm tra được tốt hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về quản lý thuế theo mô hình chức năng, mỗi phòng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và có chức năng rõ ràng. Để kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận cần phải có một lực lượng chuyên làm công tác kiểm tra nội bộ hay lãnh đạo Chi cục thuế có thể tham gia vào công tác này để có thể nắm rõ tình hình quản lý thuế TNDN trong cơ quan mình.
- Thực hiện chương trình công tác kiểm tra nội bộ, trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện Luật quản lý thuế, các chương trình nghiệp vụ, việc giải quyết các thủ tục hành chính cho NNT.
3.2.5. Dự đoán khả năng thanh toán nợ để lập kế hoạch quản lý và áp dụng biện pháp thu nợ, cưỡng chế nợ thuế kịp thời, phù hợp với thực tế
- Chi cục cũng cần nắm rõ nguyên nhân của các khoản nợ, kèm theo phân loại theo các tiêu chí cần thiết khác ngoài quy định phân loại 3 nhóm nợ Nợ khó thu, Nợ đang chờ xử lý, Nợ có khả năng thu và dự đoán khả năng thanh toán nợ thuế để lập kế hoạch quản lý áp dụng biện pháp thu nợ kịp thời, phù hợp hơn.
- Đôn đốc NNT thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình vào NSNN, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Để giảm nợ thuế và ngăn ngừa chuyển thành nợ khó thu cần nắm bắt tình hình tài chính của NNT, thu thập thông tin và mở sổ theo dõi riêng để dự đoán khả năng trả nợ thực tế, biết thời gian nào NNT có khả năng thanh toán nợ để có biện pháp thu nợ thích hợp, kịp thời. Khả năng thu nợ gắn liền với khả năng thanh toán nợ thuế của NNT trong hiện tại và tương lai.
- Có thể áp dụng phân tích nợ theo tuổi nợ để áp dụng các biện pháp thu nợ đối với các DN có số thuế nợ lớn và có khả năng thu.
- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ đọng thuế, nhất là biện pháp cưỡng chế nợ nhằm giảm tình trạng chây ỳ, nợ đọng thuế và chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước; nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn thu NSNN.
- Các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng cần được đổi mới và đa dạng hơn nữa như ngoài việc gửi thông báo nợ thuế đến NNT, Chi cục có thể phối hợp với Viễn thông triển khai dịch vụ nhắn tin đôn đốc nộp tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp đến số điện thoại của người đứng đầu DN, qua đó, nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành nộp thuế. Ngoài ra bên cạnh đưa thông tin NNT chây ỳ nợ thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng, Chi cục có thể kết hợp biểu dương các DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế để nâng cao uy tín cho DN từ đó tạo động lực cho DN nộp thuế tốt….. Đối với các DN có ý thức chấp hành pháp luật thuế, tích cực trong xử lý nợ thuế, thực hiện được cam kết với cơ quan thuế, sẽ tổ chức làm việc với DN nợ thuế này để tháo gỡ khó khăn, động viên, thuyết phục nộp nợ thuế và áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để tạo điều kiện cho DN vừa thực hiện nghĩa vụ với NSNN vừa duy trì hoạt động sxkd.
- Kết hợp với UBND quận thành lập đoàn thu nợ đọng thuế, phối hợp cùng với các sở, ban, ngành trên địa bàn về thu nợ thuế
Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ đọng thuế được Tổng cục Thuế giao là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo kiên quyết, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các địa phương cùng với các sở, ban, ngành trên địa bàn. Vì vậy, khi thấy cần thiết, sẽ chuyển hồ sơ trốn thuế, cố tình chây ỳ không chịu nộp thuế của các DN tới cơ quan thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, tạo sự răn đe mạnh mẽ hơn.
- Phân giao chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ và gắn với việc bình xét danh hiệu thi đua hàng tháng, hàng quý, hàng năm để có thể đôn đốc NNT
nộp kịp thời các khoản còn nợ, phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nợ của Cục thuế giao cho, qua đó tạo động lực và trách nhiệm làm việc cho cán bộ.
- Có chính sách khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc, những gương điển hình về quản lý, thu nợ thuế.
- Bên cạnh tiếp tục triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua, chi cục làm đơn xin ý kiến chỉ đạo Cục thuế thành phố Đà Nẵng gửi Tổng cục thuế xem xét xử lý xóa nợ đối với những đơn vị đã ngừng sản xuất kinh doanh đang nợ thuế nhưng không có khả năng thu hồi hay những khoản nợ thuế kéo dài của các hộ kinh doanh từ trước khi có thuế TNDN nhưng bản chất không thể thu hồi được để có thể giảm tỷ lệ nợ và việc quản lý.
3.2.6. Tăng cường và đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ
NNT
- Chi cục cùng với việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến về chính sách pháp luật thuế thì nên đồng thời kết hợp biểu dương những đơn vị có thành tích trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, lên án những hành vi chây ỳ, trốn thuế, chậm nộp tiền thuế vào NSNN, đây vừa là hình thức tuyên truyền về ý thức tốt cho NNT vừa là biện pháp răn đe những hành vi sai phạm.
- Đối với hình thức tuyên truyền qua tờ rơi, thông báo niêm yết tại trụ sở, để NNT có thể quan tâm để ý thì nội dung thể hiện những thông tin cần thiết kết hợp hình thức trình bày ấn tượng, lôi cuốn, nổi bật những thông tin chủ đạo nên tránh trình bày dài dòng, dàn trải giúp NNT có được những thông tin cần thiết theo yêu cầu, đồng thời có thể tìm kiếm thông tin được nhanh chóng hơn
- Các buổi đối thoại theo chuyên đề hoặc theo một nhóm đối tượng NNT cụ thể thực sự có hiệu quả, Chi cục nên tăng thêm 5-6 buổi để đảm bảo tất cả các DN đều tham gia nếu không tham dự được lần này có thể đến lần sau.
- Hiện tại, chi cục chưa có trang thông tin điện tử riêng, chi cục nên thiết kế một trang web riêng hay có thể kết hợp với trang web của UBND quận Liên Chiểu công khai các thủ tục hành chính, những chính sách thuế, đưa bản tin để NNT có thể tra cứu, tìm hiểu về chính sách thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng.
- Nội dung trên kiosk điện tử nên được cập nhật thường xuyên, đầy đủ mọi thông tin để NNT có thể sử dụng, tự tra cứu và có được những thông tin cần thiết tốt nhất.
- Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT có thể linh hoạt bố trí thêm những cán bộ khác trong đội vào những ngày cao điểm nhận hồ sơ khai thuế vào cuối tháng, cuối quý cùng với việc hỗ trợ thông qua máy vi tính, máy điện thoại để có thể phục vụ một lượng lớn NNT vào những ngày cao điểm này khiến dịch vụ hỗ trợ về thuế được hiệu quả.
- Hộp thư điện tử gmail của đội Tuyên truyền- Hỗ trợ NNT ngoài việc tuyên truyền những chính sách sửa đổi, bổ sung thì có thể thông qua đó giải đáp những thắc mắc, khó khăn cho các DN.
3.2.7. Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý thuế theo đối tượng và nâng cao chất lượng cán bộ thuế
của Chi cục
- Thực hiện quản lý thuế theo nhóm đối tượng nộp thuế
Các đối tượng NNT được phân nhóm thành NNT lớn, vừa và nhỏ, hay phân nhóm thành ngành nghề kinh doanh, mỗi nhóm NNT sẽ có các đặc điểm khác nhau cũng như sẽ cần một chiến lược quản lý chuyên sâu khác nhau. Chi cục phải hiểu được nhu cầu, hành vi, nguyên nhân tuân thủ và không tuân thủ của NNT trên cơ sở đó xác định chiến lược hợp lý để cải thiện việc tuân thủ dưới hình thức thay đổi nhận thức, hỗ trợ, cưỡng chế hay kết hợp các hình thức này để nhằm đạt được tỷ lệ tuân thủ cao nhất có thể trong phạm vi nguồn
lực của Chi cục. Sau đó, Chi cục có kế hoạch dài hạn đẩy mạnh các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tuân thủ nhằm tối đa hoá số thuế thu được với nguồn lực có sẵn.
- Xác định ranh giới trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa các bộ phận chức năng tại Chi cục
Cần xác định rõ ranh giới trách nhiệm giữa bộ phận Kê khai và Kế toán thuế với bộ phận Kiểm tra thuế, hay giữa bộ phận Kiểm tra với bộ phận Quản lý nợ thuế: Kiểm tra và Quản lý nợ thuế đều có chức năng quản lý số thu thuế, trong đó Kiểm tra chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự toán thu, còn Quản lý nợ chịu trách nhiệm về hồ sơ đôn đốc nợ thuế. Còn bộ phận Kiểm tra và bộ phận Kê khai thuế đều có thể dẫn đến điều chỉnh số liệu nhưng ở những giai đoạn và mức độ khác nhau.
- Nâng cao chất lượng cán bộ thường xuyên
+ Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho đội ngũ cán bộ luôn nắm bắt kịp thời những quy định mới về cải thiện thủ tục hành chính, hơn nữa đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trẻ, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ trẻ, có chuyên môn tốt, có năng lực phát triển gắn bó lâu dài với Chi cục.
+ Định kỳ hằng năm tổ chức thi sát hạch để kiểm tra kiến thức cũng như tạo động lực cho cán bộ học tập và trao dồi kinh nghiệm
+ Xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ để cán bộ có điều kiện tiếp xúc