ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 67)

8. Tổng quan tài liệu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1. Kết quả đạt được

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đánh giá tình hình và kết quả thực hiện chi các dự án CTMTQG tại thành phố Buôn Ma Thuột phần lớn đã đạt được mục tiêu đã đề ra; đem lại nhiều lợi ích cho đời sống nhân dân và tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục bước vào thời

kỳ đổi mới.

Với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, các mục tiêu thuộc từng ngành, lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng và phát triển văn hóa, đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm nghèo, giáo dục đào tạo nghề, y tế, … luôn được cấp ủy chính quyền đặc biệt quan tâm. Thông qua thực hiện cơ chế của các dự án CTMTQG, nhiều vấn đề cấp bách đã được tập trung, chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện, qua đó đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN giai đoạn 2010 - 2014 nhìn chung đã đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể như sau:

- Về mô hình tổ chức quản lý: Với sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ thuộc KBNN thành phố từ năm 2010 theo quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc KBNN thì nhiệm vụ kiểm soát chi vốn CTMTQG được giao tập trung về tổ Tổng hợp – Hành chính (bộ phận kiểm soát chi NSNN), theo đó nhiệm vụ kiểm soát chi được giao tập trung hơn, giảm đầu mối trong kiểm soát chi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức công tác kiểm soát chi, hướng tới chuyên môn hóa trong kiểm soát chi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch, thời gian giải ngân ngày càng được rút ngắn.

- Về quy trình kiểm soát chi vốn CTMTQG: Quy trình thủ tục giải ngân vốn CTMQG trong thời gian vừa qua đã được thay đổi, cải cách theo hướng giảm bớt các hồ sơ không cần thiết, minh bạch hơn, đặc biệt là có sự phân cấp mạnh mẽ cho các chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách về trách nhiệm trong hồ sơ thanh toán, giúp cho công tác giải ngân các nguồn vốn được thuận lợi. Cụ thể:

+ Về giải ngân nguồn vốn CTMTQG có tính chất chi đầu tư: Thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng

dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012 của Tổng Giám đốc KBNN về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. Với quy định trách nhiệm trong giải ngân như sau “KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ dự án. Chủ dự án tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng”.

+ Về giải ngân nguồn vốn CTMQG có tính chất chi thường xuyên: Theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN. Theo Thông tư này thì: Các khoản chi cá nhân, hồ sơ để làm căn cứ thanh toán là danh sách chi tiền; các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên là Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn hàng hóa và văn bản lựa chọn nhà thầu (nếu có); Các trường hợp còn lại hồ sơ thanh toán kèm theo chỉ cần Bảng kê chứng từ thanh toán, có thể nói các quy định về hồ sơ giải ngân khá rõ ràng, đầy đủ, đặc biệt là so với quy định trước đây thì hồ sơ giải ngân đã giảm đi (như trong hồ sơ mua sắm các đơn vị không phải gửi báo giá; đối với trường hợp thanh toán theo Bảng kê chứng từ thanh toán thì không phải gửi hóa đơn giá trị gia tăng và trong trường hợp này thì KBNN thanh toán trên cơ sở Bảng kê chứng từ thanh toán), có thể nói so với quy định tại Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng

dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN trước đây thì Thông tư 161/2012/TT-BTC đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc giải ngân nguồn kinh phí thường xuyên.

- Về cơ chế “thanh toán trước kiểm soát sau”: Theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN thì KBNN thực hiện “thanh toán trước kiểm soát sau” đối với từng lần thanh toán của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ thanh toán lần cuối) và “kiểm soát trước thanh toán sau” đối với gói thầu, hợp đồng thanh toán một lần và lần cuối của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần. Phương thức này đã giúp cho KBNN chủ động trong kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian kiểm soát từng lần đối với tất cả hợp đồng, gói thầu thanh toán nhiều lần, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

- Quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát: Chủ đầu tư, đơn vị dự toán được mở tài khoản cấp phát thanh toán tại KBNN nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN.

- Về cơ chế tạm ứng: Nhằm quản lý tốt việc tạm ứng và trách nhiệm trong việc thanh toán tạm ứng của chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ chế tạm ứng theo hướng chặt chẽ hơn, cụ thể:

+ Đối với tạm ứng của các hợp đồng trong hoạt động xây dựng thay vì trước đây được phép tạm ứng đến 80% giá trị hợp đồng thì nay việc tạm ứng được thực hiện theo quy định của hợp đồng, không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng và trong cùng một thời điểm thì tổng số dư tạm ứng của các hợp đồng trong năm đó không được vượt quá 30% kế hoạch vốn năm bố trí cho dự án đó, ngoài ra còn phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng.

+ Đối với tạm ứng các hợp đồng trong chi thường xuyên: Mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá 30% dự toán

bố trí cho khoản mua sắm đó.

Bên cạnh đó thì quy trình, các quy định liên quan cũng quy định rất rõ ràng, chặt chẽ về thanh toán tạm ứng, đồng thời với sự quyết tâm, trách nhiệm của công chức được giao kiểm soát chi thì số dư tạm ứng ngày càng giảm, giúp việc sử dụng nguồn vốn NSNN đúng mục đích, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

- Về thực hiện chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý các CTMTQG: Ngoài chức năng kiểm soát chi thì tổ Tổng hợp – Hành chính (bộ phận Kiểm soát chi NSNN) đã làm tốt chức năng tham mưu trong chỉ đạo, hướng dẫn KBNN thành phố trong việc giải ngân các nguồn vốn, tham mưu cho chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giải ngân các nguồn vốn CTMTQG, như trong việc triển khai chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, việc thanh toán tạm ứng, chuyển nguồn đối với vốn CTMTQG,…

- Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp tốt với các sở, ngành, địa phương rà soát đối chiếu số vốn đầu tư đã giải ngân của các dự án, từ đó có kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư cho phù hợp với tình hình thực hiện của dự án, tránh hiện tượng bố trí vốn dàn trải, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Đồng thời, thông qua công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG của KBNN đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, quá trình thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án của các cấp, các ngành.

- Về ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án: Cùng với sự hiện đại hoá của Hệ thống KBNN, tại KBNN thành phố Buôn Ma Thuột đang triển khai ứng dụng chương trình quản lý kiểm soát chi vốn CTMQG trên mạng máy tính ĐTKB-LAN, giúp công tác quản lý, kiểm

soát chi đi vào nền nếp, theo dõi một cách khoa học, chặt chẽ, hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trước đây.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

a. Hạn chế

Về kết quả giải ngân qua các năm đạt tỷ lệ chưa cao, trung bình là 79,55%, điều này thể hiện: Thứ nhất, cơ chế liên quan đến kiểm soát chi còn nhiều vướng mắc, khó khăn; Thứ hai, các chủ dự án chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm được giao trong việc triển khai các chương trình, dự án, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên, các khoản chi hỗ trợ các đối tượng chính sách. Do đó cần tìm nguyên nhân và giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này.

Số từ chối trong thanh toán: Từ số liệu thống kê trên cho thấy việc từ chối trong thanh toán đạt tỷ lệ trung bình khoảng 1,21%, tuy nhiên qua báo cáo kết quả tự kiểm tra và qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại đơn vị thì vẫn còn nhiều sai sót mà quá trình kiểm soát chi chưa phát hiện được. Như vậy, chất lượng công tác kiểm soát chi chưa cao, vẫn còn sai sót trong hoạt động nghiệp vụ.

Số hồ sơ bảo đảm về thời gian kiểm soát chi đạt tỷ lệ tương đối cao, cụ thể số hồ sơ giải quyết sớm và đúng thời gian đạt hơn 90%, tuy nhiên công tác kiểm soát chi của KBNN cần tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hơn nữa, bảo đảm việc giải ngân kịp thời, đúng quy định, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Việc áp dụng quy trình “một cửa” trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, cần tiếp tục khắc phục, đó là: chưa bố trí tách bạch được bộ phận tiếp nhận và bộ phận kiểm soát chi.

toán phải trình lãnh đạo KBNN ký trên chứng từ mệnh lệnh như tờ trình, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, … rồi chuyển cho Tổ kế toán. Tổ kế toán tiếp tục trình lãnh đạo ký các chứng từ kế toán như giấy rút vốn đầu tư, giấy thanh toán tạm ứng, ứng trước. Điều này dẫn đến có trường hợp lãnh đạo phải ký hai lần trên một hồ sơ. Bên cạnh đó với quy trình hiện tại thì để chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng phải có nhiều chữ ký của công chức kho bạc mới thực hiện xong quy trình giải ngân vốn, nên cần có sự cải tiến để rút ngắn thời gian giải ngân. Bên cạnh đó thì việc kiểm soát mẫu dấu chữ ký của các chủ dự án hiện do cả hai bộ phận thực hiện (bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán). Sự liên kết giữa chương trình ĐTKB-LAN và hệ thống Tabmis chưa tốt (các thông tin do bộ phận kiểm soát chi đã nhập trên chương trình ĐTKB- LAN chưa được kết nối, liên kết với hệ thống Tabmis).

Cơ chế “thanh toán trước, kiểm soát sau” được áp dụng đối với từng lần thanh toán của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ thanh toán lần cuối), việc áp dụng cơ chế này đã giúp rút ngắn thời gian kiểm soát hồ sơ, tuy nhiên do đặc thù của công tác kiểm soát chi nên nếu hồ sơ có sai sót, đặc biệt là phải thu hồi thì sẽ rất khó khăn, nên đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hồ sơ trước khi giải ngân. Bên cạnh đó, đối với trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau” thì thời gian giải quyết chứng từ của bộ phận kế toán không được quá 01 ngày, trường hợp “kiểm soát trước, thanh toán sau” thì thời gian giải quyết chứng từ của bộ phận kế toán không được quá 02 ngày, tuy nhiên thực tế bộ phận kế toán không thể phân biệt được đâu là chứng từ phải giải quyết không quá 01 ngày, đâu là chứng từ giải quyết không được quá 02 ngày.

Về kiểm soát dự án nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách: Theo quy định thì đối với dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách mà do UBND thành phố Buôn Ma thuột phê duyệt thì do KBNN thành phố Buôn Ma Thuột kiểm soát, nghĩa là đối với dự án có đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân

sách tỉnh và ngân sách thành phố mà dự án này do UBND thành phố phê duyệt thì sẽ phân cấp, ủy quyền cho KBNN thành phố kiểm soát, tuy nhiên trong thực tế chưa thực hiện ủy quyền được, dẫn tới có trường hợp cả KBNN tỉnh, KBNN thành phố cùng nhận hồ sơ, cùng kiểm soát một dự án, gây trùng lặp, không tập trung và tiềm ẩn rủi ro.

Về thực hiện quy trình cam kết chi: Theo quy định thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức quy định phải thực hiện cam kết chi, chủ dự án phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch, tuy nhiên trong thực tế thường các đơn vị khi giải ngân mới gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi tới cơ quan KBNN, dẫn tới thực hiện không đúng theo quy định của Bộ Tài chính. Mặt khác đây là quy trình mới nên một số chủ dự án còn lúng túng trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến thời gian kiểm soát chi. Ngoài ra việc nhập thông tin nhà cung cấp phải do đội xử lý trung tâm của Trung ương xử lý, do đó trong nhiều trường hợp KBNN cấp dưới chưa chủ động được trong việc khai báo cam kết chi trên hệ thống Tabmis, ảnh hưởng đến thời gian kiểm soát chi.

Về phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ dự án trong thanh toán vốn: Thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số dự án trong những tháng đầu năm còn chậm, nhưng về phía KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tư, chưa bám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, chưa có biện pháp phối hợp đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tham mưu cho các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tư khi đến thanh toán khối lượng thường rơi vào dịp cuối năm, đã gây nên tình trạng quá tải, căng thẳng cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian kiểm soát chi. Bên cạnh đó,

vẫn còn hiện tượng một số dự án, công trình chưa tuân thủ đúng, đủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng với vai trò là cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN đôi khi chưa kịp thời phản ánh với chủ dự án để hạn chế các hiện tượng trên.

Về công tác thực hiện các báo cáo: Thực hiện kiểm soát chi các dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)