Định hướng và quan điểm hoàn thiện công tác kiểm soát chi các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 84 - 91)

8. Tổng quan tài liệu

3.1.2. Định hướng và quan điểm hoàn thiện công tác kiểm soát chi các

các dự án CTMTQG qua KBNN Thành phố Buôn Ma Thuột

a. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án CTMTQG qua KBNN Thành phố Buôn Ma Thuột

Để đạt được những mục tiêu trên, công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

- Cải tiến, hoàn thiện quy trình, thủ tục công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG phải bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát, đồng thời phải bảo đảm cơ chế kiểm soát chi các dự án CTMTQG cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và thông lệ quốc tế.

- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành các CTMTQG. Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và trách nhiệm của KBNN.

- Tất cả các khoản chi vốn CTMTQG phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích và có

hiệu quả để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách.

- Công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG phải bảo đảm phục vụ tốt việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn CTMTQG, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động kiểm soát chi và các hoạt động liên quan.

- Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân thực theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

b. Quan điểm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG

- Chi vốn CTMTQG phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời phải bảo đảm công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG theo đúng Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,.., tất cả các khoản chi vốn CTMTQG phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra cơ chế kiểm soát chi vốn CTMTQG cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và thông lệ quốc tế.

- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành vốn CTMTQG. Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và trách nhiệm của KBNN.

- Cải tiến quy trình thủ tục công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, minh bạch và thuận lợi cho cơ quan kiểm soát chi, cũng như cơ quan được kiểm soát. Trong điều kiện hiện nay

công tác quản lý chi NSNN chưa thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, việc hoàn thiện quy trình thủ tục, các định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách là đòi hỏi phải đầy đủ, kịp thời và rõ ràng, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG.

- KBNN thực hiện kiểm soát chi vốn CTMTQG phải giúp cho các chủ dự án sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, có hiệu quả, giảm thiểu tiêu cực và bảo đảm nguyên tắc mọi khoản chi vốn CTMTQG đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN tới đối tượng thụ hưởng.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI CÁC DỰ ÁN CTMTQG QUA KBNN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

3.2.1. Hoàn thiện nghiệp vụ kiểm soát chi các dự án CTMTQG tại KBNN thành phố Buôn Ma Thuột

Từ những hạn chế về nghiệp vụ, quy trình kiểm soát chi các dự án CTMTQG đã được trình bày ở Chương 2, với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, KBNN thành phố Buôn Ma Thuột cần có những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi, phối hợp chặt chẽ, tích cực với cơ quan quản lý cấp trên cũng như các cơ quan ban ngành liên quan để tiếp nhận những quy định, hướng dẫn mới triển khai tới từng bộ phận chuyên môn để thực hiện, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động một cách kịp thời; tiếp đó là việc hướng dẫn đơn vị sử dụng NSNN trong việc hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thủ tục thanh toán, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến xử lý, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương.

Tiếp tục thực hiện tốt quy trình, nguyên tắc kiểm soát chi mà Bộ Tài chính và KBNN đã quy định, nhằm đẩy nhanh việc thanh toán vốn các dự án CTMTQG trong năm kế hoạch, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử

dụng ngân sách vừa đảm bảo quản lý ngân sách một cách chặt chẽ, hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Về kết quả giải ngân qua các năm đạt tỷ lệ chưa cao: Tỷ lệ giải ngân luôn là vấn đề của các dự án công. Thực tế do ngân sách nhà nước có hạn mà các cơ sở, địa phương đề xuất lên quá nhiều dự án. Do đó cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc lựa chọn đúng mức các dự án cần đầu tư, phù hợp với ngân sách, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, trong khi dự án cần đầu tư lại có tỷ lệ giải ngân thấp.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình kiểm soát chi “một cửa”. Mục đích của cơ chế một cửa là tránh tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch, trên tinh thần đó trong thời gian qua việc triển khai quy định về giao dịch một cửa tại KBNN thành phố Buôn Ma Thuột đã được quan tâm và đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề, đó là chưa tách bạch được bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm soát chi. Để tách bạch được bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm soát chi thì phải thực hiện tốt một số nội dung sau: Phải xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để công chức tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ thông tin liên quan đến hồ sơ (như kết quả giải ngân của dự án; các hồ sơ đã nộp, các hồ sơ còn tồn tại, còn thiếu; …); bố trí công chức có trình độ chuyên môn tốt để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, đồng thời có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đối với đội ngũ công chức này; trang bị cơ sở vật chất phù hợp, đầy đủ cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ: Để giảm thời gian giải quyết hồ sơ thì phải giảm bớt sự chồng chéo trong kiểm soát chứng từ, đồng thời tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các công đoạn trong quy trình luân chuyển chứng từ, cụ thể như sau: Giao việc kiểm soát mẫu dấu cho bộ phận kiểm soát chi kiểm soát và chịu trách nhiệm kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của

đơn vị giao dịch (hiện việc kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị giao dịch do cả bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán kiểm soát); Đối với các nội dung của Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút dự toán, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước mà bộ phận kiểm soát chi đã nhập trên chương trình ĐTKB-LAN phải được liên kết, chuyển dữ liệu sang chương trình kế toán (Hệ thống Tabmis), tránh tình trạng như hiện nay, bộ phận kế toán phải nhập lại các nội dung của Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút dự toán, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước trên Hệ thống Tabmis trong khi bộ phận Kiểm soát chi đã nhập các nội dung này trên chương trình ĐTKB-LAN.

- Hoàn thiện cơ chế “thanh toán trước, kiểm soát sau” và “kiểm soát trước, thanh toán sau”: Do đặc thù của công tác kiểm soát chi, khi tiền đã giải ngân mà có sai sót phải thu hồi sẽ rất khó khăn, dẫn tới rủi ro trong công tác kiểm soát chi, do đó dù là hồ sơ nào đi chăng nữa thì ngoài việc bảo đảm thời gian giải ngân thì điều quan trọng hơn cả là bảo đảm sự chặt chẽ, đúng đắn của các hồ sơ đã giải ngân, nên bộ phận kiểm soát chi phải xem xét kỹ lưỡng hồ sơ, kiểm soát chi chặt chẽ, trước khi giải ngân (bao gồm cả trường hợp “thanh toán trước, kiểm soát sau”). Bên cạnh đó thì bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán cần có sự phối hợp chặt chẽ, thiết kế biểu mẫu giao nhận chứng từ bảo đảm rõ ràng (làm cơ sở xác định đâu là chứng từ mà bộ phận kế toán xử lý không quá 01 ngày và đâu là chứng từ xử lý không quá 02 ngày). Đồng thời phải có quy định rõ ràng trách nhiệm của bộ phận kiểm soát chi, bộ phận kế toán trong việc xử lý chứng từ chậm (nếu có phát sinh).

- Kiểm soát dự án nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách: Phải có sự phân cấp, ủy quyền rõ ràng, chặt chẽ đối với KBNN thành phố Buôn Ma Thuột và KBNN tỉnh Đắk Lắk, tránh trường hợp cả KBNN thành phố và KBNN tỉnh cùng nhận hồ sơ, cùng kiểm soát một dự án, gây trùng lặp, không tập trung và tiềm ẩn rủi ro.

- Phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ dự án trong thanh toán vốn: Tránh trường hợp quá tải cho KBNN vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số dự án, công trình chưa tuân thủ đúng, đủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Với vai trò là cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN nên kịp thời phản ánh với chủ dự án để khắc phục khó khăn trên.

- Hoàn thiện quy trình cam kết chi: Đây là quy trình mới nên một số chủ dự án còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, thường các đơn vị khi giải ngân mới gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi tới KBNN, ảnh hưởng đến thời gian kiểm soát chi. Do đó, cần phối hợp với các chủ dự án trong việc thực hiện quy trình cam kết chi theo đúng quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo tính kịp thời và chặt chẽ trong quá trình kiểm soát chi.

- Hội thảo, thảo luận về các mẫu biểu và các nội dung liên quan: Đối với các mẫu biểu thuộc thẩm quyền ban hành của cấp trên (Bộ Tài chính, KBNN) thì việc sửa đổi các mẫu biểu này thuộc thẩm quyền của cấp trên, ở góc độ KBNN thành phố Buôn Ma Thuột (đơn vị thực thi) mà trường hợp mẫu biểu còn chưa rõ ràng, trong quá trình thực hiện còn hay sai sót, có cách hiểu khác nhau thì phải tổ chức thảo luận để bảo đảm sự thống nhất cách thức thực hiện bao gồm từ lãnh đạo tới công chức thực thi nhiệm vụ, thống nhất giữa KBNN tỉnh và KBNN cấp huyện, cụ thể cần tổ chức thảo luận để bảo đảm sự thống nhất các mẫu biểu, nội dung sau:

+ Liên quan đến Bảng kê chứng từ thanh toán cần thảo luận làm rõ: Trường hợp nào được phép lập Bảng kê chứng từ thanh toán để làm cơ sở đề nghị cơ quan Kho bạc thanh toán; liên quan đến cột số hóa đơn nhưng lại không có cột ngày hóa đơn thì ở thời điểm chỉnh lý quyết toán sẽ ghi như thế nào vì ở thời điểm này phải tách bạch được giữa chứng từ năm trước và chứng từ năm sau; trường hợp nào ghi số hóa đơn, trường hợp nào ghi số chứng từ, …

+ Liên quan đến Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán cần thảo luận làm rõ: Thế nào là chiết khấu tạm ứng, thế nào là thanh toán tạm ứng; trường hợp khối lượng không thanh toán hết ở đợt trước thì đợt sau xử lý như thế nào, có phải lập lại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán hay là lập chung cùng Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán đợt sau.

+ Thảo luận làm rõ thế nào là khoản mục chi cá nhân; trường hợp nào bắt buộc phải ký hợp đồng và phải gửi hợp đồng đến KBNN để kiểm soát thanh toán.

Ngoài ra, KBNN thành phố Buôn Ma Thuột nên chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trường một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các dự án, từ đó tham mưu, đề xuất cho UBND thành phố chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để vốn tồn đọng gây lãng phí.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý rà soát tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn của từng dự án CTMTQG, trong đó đặc biệt lưu ý nhóm các dự án CTMTQG có tỷ lệ giải ngân thấp, phối hợp với các đơn vị chủ quản phân tích tìm nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân. Từ đó, đề xuất các giải pháp báo cáo UBND thành phố có chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân của dự án. Tổ chức duy trì tốt chế độ thông tin, báo cáo để KBNN cũng như cấp ủy, chính quyền có cơ sở chỉ đạo, điều hành. KBNN thành phố Buôn Ma Thuột thường xuyên thực hiện báo cáo kết quả giải ngân, tình hình quản lý, những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và các giải pháp xử lý. Báo cáo, kiến nghị được thực hiện theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất báo cáo cho các kỳ họp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND,

báo cáo theo từng lĩnh vực, từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)