Kiến nghị với chủ dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 99 - 106)

8. Tổng quan tài liệu

3.3.4.Kiến nghị với chủ dự án

Phải làm thủ tục thanh toán nhanh đối với các dự án CTMTQG đủ điều kiện thanh toán, tránh tình trạng dồn ép vào thời điểm cuối năm. Trình độ, năng lực của nhiều chủ dự án, ban quản lý dự án còn hạn chế, do vậy cần có chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kịp thời và nâng cao hơn nữa cho từng chủ dự án, từng ban quản lý dự án trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan KBNN trong quá trình giải ngân nguồn vốn CTMTQG để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các quy định liên quan đến thủ tục cam kết chi, việc thanh toán tạm ứng,… nhằm triển khai tốt các dự án, nhiệm vụ được giao.

Có giải pháp tốt hơn trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ tham mưu nhằm sử dụng nguồn vốn được giao đúng mục đích, hiệu quả, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN các cấp đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp và kiến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi các dự án CTMTQG và hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với sự phát triển đó là các nguồn thu, khoản chi của NSNN cũng sẽ tăng lên. Các khoản chi NSNN dù tăng nhiều hay ít cũng luôn được thực hiện trong khuôn khổ các Luật định. Luật NSNN quy định cơ chế, chính sách theo hướng thuận tiện và dần dần giao quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, thì tất cả các khoản chi của các đơn vị thụ hưởng NSNN cũng đòi hỏi phải được đơn giản nhưng phải đúng chế độ, định mức quy định, đặc biệt đối với các dự án CTMTQG thì còn đòi hỏi phải đúng mục đích theo từng chương trình. Từ đó nhiệm vụ kiểm soát thanh toán các khoản chi vốn CTMTQG của KBNN cũng không thể có các quy định nằm ngoài các quy định đó. Trong điều kiện chung của hệ thống KBNN, KBNN thành phố Buôn Ma Thuột cũng ngày càng phát triển và phát huy vai trò quản lý quỹ NSNN để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, việc hoàn thiện công tác KSC NSNN nói chung và KSC các dự án CTMTQG nói riêng qua KBNN là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính của Nhà nước tại địa phương. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong quá trình quản lý, cấp phát và sử dụng vốn chương trình mục tiêu nói riêng và NSNN nói chung.

Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các nội dung sau:

- Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về chi NSNN, chi các dự án CTMTQG và công tác kiểm soát chi qua KBNN.

- Trên cơ sở khảo sát thực tế, bằng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi các dự án CTMTQG. Từ đó, Luận văn đã tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế của công tác kiểm soát chi giai đoạn 2010 - 2014.

Đồng thời, thông qua đó Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án CTMTQG qua KBNN thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

Tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát chi các dự án CTMTQG qua KBNN, tuy nhiên các giải pháp đưa ra đều không tránh khỏi những mặt hạn chế cần phải giải quyết thấu đáo một số vấn đề liên quan đến các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nghiệp vụ liên quan, công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ; công tác quản lý và sử dụng chương trình.

Kết quả nhiên cứu luận văn đã giải quuyết được cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:

- Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luận văn đã đưa ra những giải pháp mang tính định hướng; những vấn đề cụ thể về hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tại KBNN; những vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn CTMTQG của các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó có biện pháp để giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện chi các dự án CTMTQG hiện tại, đảm bảo công tác chi CTMTQG ngày càng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Kiểm soát chi các dự án CTMTQG qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, quá trình quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và địa phương. Những vấn đề khái quát hóa về cơ sở lý luận và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi NSNN nói chung và CTMTQG nói riêng qua KBNN. Các giải pháp và kiến nghị của đề tài không chỉ mang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác kiểm soát chi các dự án CTMTQG qua KBNN thành phố Buôn Ma Thuột. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu chỉ là trong phạm vi một thành phố thuộc tỉnh, chưa mang tính chất rộng, đẩy đủ hết các nội dung chi; vì vậy, nó chỉ là bước khởi đầu trong quá trình tham gia việc hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi các dự án CTMTQG. Bản thân tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

KBNN, Hà Nội.

[2]. Khoa kinh tế Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh (2007),

Tài chính công, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

[3]. KBNN (2010), Hỏi đáp về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước, NXB Bách khoa, Hà Nội.

[4]. KBNN (2010), KBNN Việt nam 20 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội. [5]. KBNN (2009), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự

nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN, Hà Nội.

[6]. Đoàn Kim Khuyên (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Đại học Đà Nẵng.

[7]. Đào Hoàng Liên (2010), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN tỉnh Quảng Bình”, Đại học Đà Nẵng.

[8]. Nguyễn Xuân Quảng (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước”, Đại học Quốc gia Hà Nội. [9]. Lương Ngọc Tuyền (2005), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường

xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước”, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[10]. Lê Minh Hoàng (2008), “Tổng quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước”,Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[11]. Nguyễn Duy Thành (2009), “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước hiện nay”, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước thành phố buôn ma thuột (Trang 99 - 106)