Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tư vấn và xây dựng năng lượng xanh (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là một tiến trình linh hoạt, lặp đi lặp lại nhận diện và phân tích rủi ro đối với việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức (Đƣờng Nguyễn Hƣng, 2016). Các nhà quản lý khi thực hiện đánh giá rủi ro thì phải thực hiện theo các bƣớc thể hiện qua hình sau:

Sơ đồ 1.1. Các bước của quy trình đánh giá rủi ro

(Nguồn:ketoankiengiang.com)

Nhà quản lý phải thƣờng xuyên đánh giá rủi ro và phân tích các rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn. Các hoạt động của doanh nghiệp và môi trƣờng xung quanh nó luôn thay đổi nên các phƣơng pháp đánh giá rủi ro phải đƣợc nhà quản lý phải thay đổi tƣơng ứng để có thể đáp ứng yêu cầu.

a.Xác định mục tiêu của đơn vị

Có rất nhiều mục tiêu của tổ chức nhƣng chúng ta có thể chia thành 3 mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu hoạt động

- Mục tiêu báo cáo

- Mục tiêu tuân thủ

Những mục tiêu nêu trên có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Các mục tiêu chung cho toàn đơn vị khi xây dựng cần xem xét để thích hợp với năng

lực và tình hình hoạt động của đơn vị đồng thời phù hợp với từng bộ phận trong đơn vị.

b.Rủi ro

Căn cứ vào mục tiêu đã đƣợc xây dựng, nhà quản lý cần nhận dạng và phân tích rủi ro, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để quản trị rủi ro. Hai hoạt động này đƣợc tiến hành liên tục và lặp đi lặp lại.

Nhận diện rủi ro: Các mức độ rủi ro cần đƣơc nhận dạng bao gồm:

- Rủi ro ở mức độ tổng thể tổ chức: Đây có thể là những rủi ro bên trong

và bên ngoài tổ chức. Việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi cấp độ tổng thể tổ chức là then chốt để nhận diện và đánh giá rủi ro một cách toàn diện.

- Rủi ro ở mức độ hoạt động: Đây là rủi ro ở các hoạt động kinh doanh

hay chức năng của đơn vị. Khi nhận dạng rủi ro ở mức độ hoạt động tốt đóng góp vào việc nhận dạng rủi ro ở mức độ toàn doanh nghiệp một cách thích hợp.

Phân tích và đánh giá rủi ro: Việc phân tích và đánh giá rủi ro đòi hỏi nhà quản lý đƣợc tầm quan trọng của các rủi ro. Tầm quan trọng của các rủi ro đƣợc đánh giá thông qua các tiêu chí (Đƣờng Nguyễn Hƣng, 2016).

- Khả năng phát sinh của rủi ro và mức độ tác động của rủi ro

- Tốc độ tác động của rủi ro khi phát sinh

- Thời gian tác động của rủi ro sau khi phát sinh

Đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định lƣợng và có nhiều phƣơng pháp khác nhau. Một quy trình bao gồm: Ƣớc lƣợng tầm cỡ của các rủi ro có thể ảnh hƣởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng để đối phó với rủi ro.

Biện pháp đối phó với rủi ro

Dựa trên cơ sở nhận diện, đánh giá rủi ro, các biện pháp đối phó đƣợc thiết lập nhằm đối phó với những rủi ro đã đƣợc xác định. Cách thức tiếp cận với rủi ro đƣợc phân thành các loại:

- Chấp nhận rủi ro: Doanh nghiệp hoàn toàn không có phản ứng hay không hành động gì trƣớc sự xuất hiện của rủi ro đến hoạt động tại bộ phận đơn vị.

- Tránh rủi ro: Với những hoạt động mang tính rủi ro cao thì không nên mạo hiểm.

- Làm giảm rủi ro: Với những hoạt động giảm thiểu khản năng xuất hiện hoặc mức độ rủi ro trong quá trình điều hành hoạt động hàng ngày tại đơn vị.

- Chia sẻ rủi ro: Làm giảm mức độ tác động của rủi ro và khả năng xuất hiện bằng cách chia sẻ một phần rủi ro hoặc chuyển giao một phần rủi ro. Ví dụ nhƣ: Mua bảo hiểm tổn thất, sử dụng công cụ về mặt tài chính để dự phòng tổn thất hay hoạt động thuê ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty tư vấn và xây dựng năng lượng xanh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)