Xác định trách nhiệm của mỗi trung tâm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thương mại dược sâm ngọc linh quảng nam (Trang 111 - 113)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Xác định trách nhiệm của mỗi trung tâm

Để các trung tâm trách nhiệm hoạt động có hiệu quả cần phải có những quy định về mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đối với từng trung tâm nhằm hướng các hoạt động của Trung tâm đến mục tiêu chung của đơn vị.

a. Trung tâm đầu tư

Cấp quản trị cao nhất ở trung tâm này là Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Mục tiêu của nhà quản trị ở trung tâm này là đảm bảo việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực vốn, tài chính cũng như quá trình đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả và có lợi nhuận.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhà quản trị có trách nhiệm đánh giá hiệu quả đầu tư của từng lĩnh vực hoạt động và đánh giá thành quả, mức độ hoàn thành công việc được giao của các bộ phận thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và có các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

b. Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu của Công ty bao gồm Phòng Kinh doanh – XNK và hệ thống mạng lưới bán lẻ của Công ty, đứng đầu là Trưởng phòng và Trưởng các trung tâm phân phối, cửa hàng sỉ, lẻ... Với mục tiêu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu doanh thu đề ra thông qua việc nâng cao sản lượng hàng bán, đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng do Công ty sản xuất, nhà quản lý trung tâm có trách nhiệm tổng hợp doanh số bán hàng của các bộ phận mình quản lý, giám sát việc thực hiện theo kế hoạch, đồng thời chủ động trong công tác lập dự toán và chịu trách nhiệm về doanh thu đạt được.

c. Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí tại Công ty được phân thành 2 loại: trung tâm chi phí định mức gồm phân xưởng sản xuất và trung tâm chi phí linh hoạt bao gồm

các phòng, ban chứng năng còn lại trong Công ty. Nhà quản lý các trung tâm này phải thực hiện kiểm soát chi phí phát sinh tại bộ phận mình quản lý sao cho vừa giảm thiểu được chi phí vừa hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.Đồng thời thực hiện kiểm soát, điều hành, đánh giá kết quả đạt được đối với từng khoản mục chi phí và xác lập trách nhiệm về chi phí sản xuất của toàn Công ty.

Quản đốc Phân xưởng sản xuất chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh tại phần xưởng bao gồm: chi phí NVLTT sao cho không vượt quá định mức cho phép, quản lý và theo dõi giờ công lao động của các nhân viên trong phân xưởng, kiểm soát chi phí sản xuất chugn để không vượt quá dự toán đề ra.

Các bộ phận phòng ban chức năng là các trung tâm chi phí linh hoạt. Theo đó, Trưởng các phòng là người chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của bộ phận mình phụ trách sao cho bằng và thấp hơn dự toán và thực hiện việc điều hành bộ phận đó sao cho đạt được mục tiêu đề ra của đơn vị.

d. Trung tâm li nhun

Các trung tâm lợi nhuận của Công ty bao gồm các chi nhánh huyện, thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các chi nhánh ngoại tỉnh là chi nhánh Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của nhà quản trị ở trung tâm này là đảm bảo tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu sao cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của vốn.

Có trách nhiệm theo dõi, phân tích tình hình chi phí, doanh thu của bộ phận mình quản lý và hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra hàng năm. Theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản, bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Do đó, trong công tác lập kế hoạch và dự toán hằng năm, giám đốc các chi nhánh phải chủ động trong việc thực hiện kế hoạch cũng như ra quyết định về chi phí, tiến hành theo dõi, phân tích và kiểm soát các chi

phí phát sinh để đảm bảo hoàn thành mục tiêu về lợi nhuận đã đề ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thương mại dược sâm ngọc linh quảng nam (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)