6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nội dung quản lý chi thƣờng xuyên
Chi thƣờng xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ảnh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên về quản lý KT-XH của Nhà nƣớc. Chi thƣờng xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi cho các lĩnh vực: Sự nghiệp kinh tế; Sự nghiệp giáo dục, Y tế, văn hóa, xã hội; chi bộ máy QLNN; chi ANQP, chi chuyển giao…Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thƣờng xuyên của nhà nƣớc ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thƣờng xuyên của ngân sách. Chi thƣờng xuyên có các đặc điểm cơ bản đó là: đây là những khoản chi thƣờng xuyên mang tính ổn định, là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, Phạm vi, mức chi thƣờng xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nƣớc và sự lựa chọn của Nhà nƣớc trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng.
a. Lập dự toán chi thường xuyên
- Ý nghĩa của lập dự toán chi:
quả trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách nhà nƣớc
Là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiệu quả và cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội
- Xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên:
+ Yêu cầu dự toán chi NSNN: Dự toán chi NSNN đƣợc xây dựng trên cơ sở của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Khi lập dự toán chi thƣờng xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:
* Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP …liên quan đến chi thƣờng xuyên.
* Chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.
* Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tƣớng chính phủ, HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành theo phân cấp.
* Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN; thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.
* Số kiểm tra về dự toán ngân sách đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liên kề.
b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
- Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán chi:
Chấp hành NSNN đúng đắn và hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thi – chi đã ghi trong kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN - Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN
đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là thực hiện các chỉ tiêu chi tài chính trong dự toán ngân sách nhà nƣớc. Ở nƣớc ta, năm ngân sách đƣợc pháp luật quy định tính theo năm dƣơng lịch, bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm,trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.
Trong khâu này cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính các cấp, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đƣợc cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.
c. Quyết toán chi thường xuyên
- Ý nghĩa của quyết toán:
Quyết toán NSNN có ý nghĩa căn bản sau:
+ Khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các khoản thu – chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong quá trình quản lý NSNN
+ Cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản thu – chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong quá trình quản lý NSNN
+ Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành các năm tiếp theo. Quyết toán NSNN thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách một năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập dự toán cũng nhƣ việc chấp
hành ngân sách những chu trình tiếp theo. - Nội dung quyết toán chi NSNN:
Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thƣờng xuyên của ngân sách. Quyết toán chi thƣờng xuyên cũng đƣợc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dƣới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Quá trình quyết toán chi thƣờng xuyên phải chú ý các nội dung sau:
+ Phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gởi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt hoặc phê chuẩn theo quy định của luật NSNN.
+ Số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, theo đúng mục lục ngân sách quy định.
+ Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của ngân sách các cấp phải đƣợc KBNN đồng cấp xác nhận về tổng số và chi tiết trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không đƣợc để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.
Qua công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nƣớc đã quy định của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách cũng nhƣ của các cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng nhƣ điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau.
c. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nƣớc.
sách, quản lý tài sản nhà nƣớc của tổ chức, cá nhân.
Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào NSNN những khoản chi sai chế độ. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.