6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nội dung quản lý chi đầu tƣ phát triển
Chi đầu tƣ phát triển của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và thực hiện dự trữ vật tƣ hàng hóa nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trƣởng của nền kinh tế.
Chi đầu tƣ phát triển có các đặc điểm sau:
+ Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách là khoản chi tích lũy.
+ Quy mô và cơ cấu chi đầu tƣ phát triển của NSNN không cố định và phục thuộc vào chiến lƣợc phát triển KT-XH của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân.
+ Chi đầu tƣ phát triển phải gắn chặt với chi thƣờng xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.
Quản lý chi đầu tƣ phát triển của NSNN là một nội dung rất rộng lớn,trong luận văn này tác giả tập trung vào trình bày về quản lý chi đầu tƣ XDCB, đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tƣ phát triển và đƣợc thực hiện theo phƣơng thức không hoàn trả.
a. Lập dự toán chi đầu tư phát triển
Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ƣu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của dự án trong từng thời kỳ và khả năng cân đối của ngân sách, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.
Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chƣa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của cấp trên giao, trên nguyên tắc vừa đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.
b. Chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển
Cấp phát vốn đầu tƣ XDCB phải đảm bảo đúng mục đích và đúng kế hoạch. Đây là nguyên tắc quan trọng do nguồn vốn và phƣơng hƣớng sử dụng vốn đầu tƣ đã đƣợc trong dự toán ngân sách hàng năm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc cấp phát chỉ đƣợc tiến hành cho những công trình đã đƣợc ghi kế hoạch và phải có đầy đủ thủ tục XDCB theo quy định.
Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc cấp phát theo mức độ hoàn thành thực tế của công trình, theo đúng dự toán đƣợc duyệt. Chủ đầu tƣ chỉ thanh toán cho bên nhận thầu khi đã hoản thành bàn giao công trình hay hạng mục công trình hoặc khối lƣợng hoàn thành theo giai đọan, điểm dừng kỹ thuật. Nguyên tắc này đảm bảo việc cấp phát vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng đúng mục đích.
Cấp phát vốn đầu tƣ XDCB phải đƣợc thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền. Việc kiểm tra này đƣợc thực hiện trong toàn bộ quá trình đầu tƣ. Thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền trong quá trình cấp phát vốn đầu tƣ nhằm đảm bảo tính hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.
c. Quyết toán vốn đầu tư XDCB
Tất cả các dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã đƣợc thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện đúng với thiết kế, dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp
đồng kinh tế kỹ thuật đƣợc ký kết và các quy định của nhà nƣớc có liên quan. Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tƣ đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tƣ; giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ dự án, TSCĐ, TSLĐ; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi đầu tư phát triển
Thông qua công tác thẩm định quyết toán, thanh tra, kiểm toán các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh nhiều tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ đó đã góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nƣớc về tài chính ngân sách trên địa bàn thành phố.
Để đảm bảo việc quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý chi tài chính phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dƣới trực thuộc.