6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách
Mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, mà đặc trƣng là cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp trao quyền tự chủ thật sự cho các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức công việc, sử dụng biên chế lao động, tăng cƣờng huy động và quản lý thống nhất các nguồn thu, đồng thời sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng công tác quan lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, nâng cao thu nhập và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các đơn vị. Chúng có thể bao gồm các công cụ kiểm soát trực tiếp lẫn các cơ chế bổ sung, phụ trợ, tạo môi trƣờng cho việc kiểm soát chi tiêu, quy định các điều kiện, yêu cầu chi tiêu, chế độ định mức tiêu chuẩn chi tiêu, quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách chi tiết, quy chế trách nhiệm của các đơn vị trƣớc pháp luật đối với việc chi tiêu của họ. Để nhằm hoàn thiện hơn cơ chế chính sách kiểm soát chi ngân sách qua KBNN thì cần:
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện hành.
- Xây dựng một cơ chế kiểm soát chi thống nhất: Cần phải sửa đổi, bổ sung cơ chế này để vừa kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển
khai thực hiện, mặt khác, nâng cao một bƣớc chất lƣợng của công tác kiểm soát chi NSNN. Quá trình này phải đồng thời với việc rà soát lại các cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện tại, đặc biệt là cơ chế kiểm soát thanh toán đối với các loại vốn sự nghiệp kinh tế có nội dung tính chất giống nhau nhƣng đang vận hành theo các cơ chế khác nhau, từ đó thống nhất phƣơng thức, nội dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ của việc kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.
- Hoàn thiện quy trình, thủ tục kiểm soát chi: Do yêu cầu về điều kiện chi ngân sách đã quy định tƣơng đối chặt chẽ trong Luật cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật, quy trình kiểm soát tại kho bạc tƣơng đối phức tạp, nhiều thủ tục. Chẳng hạn, nhiều khoản chi đều phải qua hai bƣớc: cấp tạm ứng và thanh toán (số thực chi), chỉ có rất ít khoản chi đƣợc cấp thanh toán ngay một lần. Đối với mỗi khoản chi, khi đơn vị muốn đƣợc thanh toán đểu phải xuất trình nhiều loại tài liệu, chứng từ liên quan.
Thứ hai, hoàn thiện các chế độ khác liên quan đến công tác kiểm soát
chi.
- Các quy trình mua sắm, thanh toán phải đƣợc chuẩn hoá và đƣợc các bên liên quan tiếp cận để phục vụ cho việc kiểm soát, thanh toán.
- Có hệ thống định mức, đơn giá chuẩn về các hàng hoá dịch vụ tiêu dùng trên từng địa phƣơng, trong thời gian trƣớc mắt, nếu chƣa có đƣợc một hệ thống hoàn chỉnh thì cũng phải có đƣợc hệ thống giá của các hàng hoá dịch vụ thông dụng, phổ biến do Sở Tài chính công bố hàng quý, hàng năm.
Thứ ba, Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tạo quyền chủ động trong huy động các nguồn lực cũng nhƣ cơ sở vật chất để tổ chức dịch vụ ngày càng đa dạng,
phong phú, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp, thực hành tiết kiệm nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình phân bổ ngân sách căn cứ vào tình hình thực hiện của năm trƣớc, định mức chi để phân bổ cho năm đầu thuộc thời kỳ ổn định ngân sách, chƣa gắn kết khoản kinh phí phân bổ với các đầu ra cụ thể, chi tiết. Hơn nữa cơ chế hiện tại cũng chƣa có công cụ để đo lƣờng, đánh giá hiệu quả, hiệu lực đầu ra đạt đƣợc.
Cần quy định tiêu chuẩn đối với tổ chức bộ phận kế toán; tăng cƣờng quyền thực hiện, kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức; phân bổ ngân sách theo hƣớng cân đối tổng thể, không phân chia nguồn kinh phí thực hiện tự chủ và không thực hiện tự chủ; gắn kết việc phân bổ ngân sách với các chi tiêu đầu ra cho các đơn vị. Mục đích của các giải pháp này là nâng cao hiệu quả chi tiêu công, bên cạnh việc tăng cƣờng kỷ luật tài chính và sắp xếp thứ tự ƣu tiên chiến lƣợc với nguồn ngân sách đƣợc phân bổ.