Những thuận lợi và khó khăn ở thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 41 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn ở thành phố Tam Kỳ

a. Về điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các khu vực phát triển rất sôi động hiện nay nhƣ Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quốc nên Tam Kỳ có cơ hội để thu hút các nguồn đầu tƣ.

- Là một trong những đầu mối kết nối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung nên thành phố Tam Kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, thƣơng mại dịch vụ. Nằm liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai với những định hƣớng phát triển trong tƣơng lai, thành phố Tam Kỳ có nhiều cơ hội để trở thành Trung tâm hỗ trợ đa năng phục vụ cho sự phát triển của Khu Kinh tế Mở.

- Địa hình đặc trƣng của vùng đồng bằng, tƣơng đối bằng phẳng, do vậy thuận lợi trong đầu tƣ xây dựng phát triển hạ tầng, đô thị.

- Thành phố Tam Kỳ có đƣờng bờ biển dài với các bãi tắm nhƣ Tam Thanh, Tỉnh Thủy (xã Tam Thăng) và có nhiều di tích lịch sử, văn hóa sẽ mở ra nhiều cơ hội đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ.

- Hệ thống thuỷ văn vùng đông, đặc biệt hệ sinh thái Sông đầm, gắn với các di tích lịch sử là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch dịch vụ, nghỉ dƣỡng...

- Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Quảng Nam, đây là lợi thế lớn để Tam Kỳ tranh thủ các nguồn đầu tƣ từ Trung ƣơng, từ tỉnh Quảng Nam để có thể hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, trở thành đô thị văn minh, hiện đại trong tƣơng lai.

* Khó khăn

- Địa hình bị chia cắt bởi các cồn cát ven biển và thƣờng xuyên bị ngập lụt trong mùa mƣa. Đây là hạn chế ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã

hội và môi trƣờng của thành phố.

- Nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, hàng năm thiên tai thƣờng xảy ra làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân.

b. Về kinh tế, xã hội, môi trường

Trong những năm qua kinh tế của thành phố phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng tác động mạnh mẽ đến tăng trƣởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ có bƣớc phát triển mạnh trong sản xuất và đời sống. Các vấn đề xã hội đƣợc quan tâm giải quyết góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội.

Về khó khăn, hạn chế: Quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ, tăng trƣởng khá nhƣng chƣa đồng đều và bền vững, chƣa tƣơng xứng với vị thế, tiềm năng của thành phố tỉnh lỵ.

- Mô hình tăng trƣởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, năng suất lao động thấp, chƣa hình thành đƣợc các ngành mũi nhọn và các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phân tán và các làng nghề truyền thống chƣa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề. Việc chuyển đổi nghề cho lao động tại các vùng dự án thu hồi đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp còn nhiều bất cập. Mặt khác, đô thị hóa diễn ra khá nhanh nhƣng nếp sống văn minh đô thị chƣa kịp hình thành.

2.1.3. Cơ chế chính sách và thể chế kinh tế

các qui tắc thị trƣờng cũng nhƣ cơ chế quản lý của nhà nƣớc mà các chính sách là nhân tố trong trọng trong đó.

Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thác các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Tại Tam Kỳ trong thời gian qua đã có nhiều chính sách kinh tế mở theo hƣớng “ Đa phƣơng hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách kinh tế nhƣ hệ thống các chính sách trích thƣởng thu vƣợt so với kế hoạch đã thúc đẩy kinh tế thành phố ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)