ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 86 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

NƢỚC

Với mô hình quản lý chi ngân sách nhƣ hiện nay, phần nào đã tạo điều kiện cho ngành tài chính làm tốt chuyên môn. Từ cơ sở lý luận về khoa học quản lý chi NSNN, những qui định của pháp luật trong quản lý chi NSNN và xem xét, phân tích trực trạng quản lý chi NSNN ở phòng Tài chính – kế hoạch trong thời gian qua có thển rút ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN nhƣ sau:

2.3.1. Đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên

a. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ đã tuân thủ theo quy định của Luật NSNN và các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách trong từng thời kỳ. Công tác xây dựng dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách cơ bản đã đƣợc tiêu chuẩn hóa trên cơ sở các tiêu chí, định mức tƣơng đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng đảm bảo công khai và minh bạch.

- Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Ngoài các khoản chi thƣờng xuyên, ngân sách thành phố đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trƣờng hợp thiên tai, bão lụt cũng nhƣ các trƣờng hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra.

- Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bƣớc chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng nhƣ nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phƣơng mình. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết

kiệm; từng bƣớc có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lƣợng báo cáo quyết toán đã đƣợc nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tƣơng đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhƣng hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bƣớc đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chƣơng trình KT-XH của thành phố nhƣ: chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chƣơng trình phát triển thƣơng mại du lịch, chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…Cơ cấu chi ngân sách thành phố đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.

- Các cơ quan đơn vị và cá nhân hƣởng thụ từ các khoản chi thƣờng xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, hạn chế đƣợc tiêu cực.

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Chính phủ đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc giao quyền tự chủ tài chính đã từng bƣớc cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và ngƣời lao động theo hƣớng gọn nh , hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp đƣợc chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của viên chức sự nghiệp đƣợc nâng lên đáng kể. Qua kiểm tra quyết toán cho thấy thu nhập bình quân ngƣời lao động đã tăng thêm từ 900.000đ- 1.000.000đ/tháng. Các đơn vị đã phấn đấu tăng thu một cách tự giác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức đơn vị, thực tế cho thấy sau khi đƣợc giao quyền tự chủ tài chính các đơn vị này đều hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trƣớc từ 15-20%.

b. Những hạn chế

Những tồn tại, yếu kém trên lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên tập trung ở các vấn đề nhƣ: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên.

Thứ nhất, công tác xây dựng định mức chi

- Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên thành phố không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2009-2013 tỉnh đã hai lần ban hành các định mức phân bổ ngân sách cho các thời kỳ ổn định ngân sách 2008 - 2010 và 2011 - 2013, các định mức này tƣơng đối toàn diện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện:

+ Căn cứ để xây dựng định mức chƣa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chƣa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân.

+ Định mức phân bổ do UBND tỉnh ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài, trong khi giá cả thị trƣờng biến động mạnh, vì vậy nhiều đơn vị chƣa chủ động đƣợc kinh phí của đơn vị mình. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở định mức chi hành chính, dẫn đến trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị sử dụng ngân sách gặp khó khăn, thƣờng là các đơn vị có tổng hệ số lƣơng cao thì gặp khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý của ngành tài chính, phải xem xét bổ sung dự toán chi thƣờng xuyên mới đảm bảo hoạt động của đơn vị dẫn đến chi hành chính thƣờng xuyên vƣợt dự toán.

+ Nhiều nội dung chi chƣa thể hiện đƣợc vào định mức phân bổ ngân sách nhƣ chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thƣờng chỉ giải quyết đƣợc trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chƣa thể cân đối đƣợc khi xây dựng định mức.

- Quy trình lập dự toán chi thƣờng xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bƣớc, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thƣờng không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phƣơng pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

- Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thƣờng là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND thành phố quá ngắn.

- Phƣơng án phân bổ ngân sách cấp thành phố thuộc tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thƣờng cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chƣa thực sự hợp lý.

Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên

- Do việc phân bổ dự toán chƣa thực sự sát hợp với nhƣ cầu chi nên thƣờng xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính.

- Tình trạng lãng phí trong chi thƣờng xuyên còn lớn và tƣơng đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức; quản lý và sử dụng đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích, vƣợt tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất phô trƣơng, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách;một số trƣờng hợp chi khen thƣởng không đúng quy định

mang lại hiệu quả cao, nhiều trƣờng hợp còn nể nang, ngại va chạm,chƣa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chƣa kết hợp đƣợc thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên để tham mƣu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

- Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là ở các xã phƣờng và các phòng ban chuyên môn trực thuộc thành phố

- Chƣa có công cụ, thƣớc đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính theo nghị định 130/NĐ-CP, nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ tư, công tác quyết toán chi thƣờng xuyên

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng chƣa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lƣợng báo cáo chƣa cao, nhiều trƣờng hợp chƣa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.

- Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng ngân sách.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc sử dụng dự phòng ngân sách còn sử dụng cho nhiệm vụ không thật cấp bách, nhƣ: mua sắm tài sản, chi thƣờng xuyên.

Trong công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc tại các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp: Một số đơn vị đƣợc thanh tra chƣa xây dựng đƣợc qui chế chi tiêu nội bộ theo qui định; Còn một số đơn vị thực hiện chƣa đúng quy định việc sử dụng tiền, tài sản nhà nƣớc trong việc thƣởng, biếu tặng; Thanh toán công tác phí, hội nghị, điện thoại chƣa đúng quy định; Mua sắm, tài sản, hàng hoá chƣa thực hiện việc thẩm định, phê duyệt giá theo quy định; mua sắm tài sản còn chƣa đúng qui định;

Chi ngân sách địa phƣơng hỗ trợ các đơn vị ngoài nhiệm vụ, không đúng chế độ.

- Công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của một số đơn vị còn chƣa thực hiện theo qui định.

- Một số đơn vị dự toán thực hiện hạch toán kế toán chƣa chính xác, chấp hành chƣa tốt về chế độ chứng từ, sổ sách theo qui định tại Luật kế toán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)