Đối với công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 91 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Đối với công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng

a. Những kết quả đạt được

- Đã tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ, về quyết toán vốn đầu tƣ; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thóat trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tƣ, bố trí vốn đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và thanh quyết toán vốn đầu tƣ.

- Trong quản lý, phân bổ vốn đầu tƣ từ ngân sách đã chú trọng tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các ngành kinh tế then chốt, trọng điểm, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu; từng bƣớc thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội. Quy hoạch đầu tƣ đã bám sát chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện; quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã tuân thủ theo trình tự đầu tƣ và xây dựng, từng bƣớc hoàn thiện quản lý từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi đƣa dự án vào khai thác sử dụng; các khâu quản lý chi NSNN trong đầu

tƣ XDCB dần đƣợc quy định cụ thể và chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế lãng phí thất thoát chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện.

- Bố trí cơ cấu chi đầu tƣ bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh và thành phố đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tƣ phát triển luôn coi trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho thành phố trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tƣ trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố, chỉnh trang đô thị, đầu tƣ cho SNGD …; ngoài ra vốn đầu tƣ còn bố trí để thực hiện các chƣơng trình KT- XH của thành phố nhƣ: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mƣơng, giao thông nông thôn và nâng cấp h m nội thị, điện chiếu sáng công cộng khu vực nội thành và ngọai thành…

b. Những hạn chế trong quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Trong huy động vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thành phố Tam Kỳ là một thành phố thuộc tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, thu không đủ chi, hàng năm vẫn phải có trợ cấp của Trung ƣơng, của tỉnh. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh thấp phải đầu tƣ đồng loạt nhiều hạng mục công trình với tổng vốn đầu tƣ lớn, vì vậy tình trạng thiếu vốn so với yêu cầu đầu tƣ phát triển của tỉnh là một khó khăn, chƣa năm nào khắc phục đƣợc khó khăn về vốn và quản lý vốn bao gồm:

- Do nguồn vốn kế hoạch ít so với nhu cầu vì vậy việc ghi kế hoạch vốn cho các dự án chỉ đảm bảo 30% tổng vốn đầu tƣ của dự án (kế hoạch vốn ghi 30% tổng mức đầu tƣ mới đủ điều kiện mở thầu), nhiều dự án nhóm C theo quy định phải bố trí vốn trong 2 năm, nhƣng thực tế phải bố trí vốn 4 – 5 năm mới hoàn trả hết.

cho dự án khi dự án còn thiếu điều kiện thủ tục theo quy định.

- Một số dự án đƣợc bổ sung vốn cuối năm để chạy vốn phải ứng khối lƣợng để thanh toán đƣợc vốn (kiểu ăn trƣớc trả sau) gây khó khăn trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng.

- Thất thoát trong sử dụng vốn: Quyết định đầu tƣ vội vàng thiếu chính xác do tính cấp bách, một số công trình vẫn phải áp dụng hình thức vừa thiết kế vừa thi công. Việc lập và thẩm định dự án chƣa đƣợc sát thực tế, để phát sinh tăng quá lớn.

- Chính sách bố trí vốn đầu tƣ theo các ngành kinh tế chƣa hợp lý, phân tán, đƣa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tƣ quá lớn, không có đủ vốn để đảm nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng cơ bản dở dang hằng năm tƣơng đối nhiều mà không phát huy đƣợc hiệu quả của công trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tƣ.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

- Chính sách, chế độ của nhà nƣớc về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành Nguyên nhân khách quan còn có thể kể đến là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các Tỉnh... trong quá trình chuẩn bị dự án đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải toả mặt bằng xây dựng.

- Trình độ quản lý của cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan đƣợc giao chủ đầu tƣ lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đầu tƣ xây dựng. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lƣợng. Phòng quản lý đô thị cán bộ chƣa ngang tầm với nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ công nghệ tiên tiến.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tƣ không trƣờng xuyên liên tục và thực hiện chƣa nghiêm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tƣ và

xây dựng chƣa kiên quyết nhƣ: Xây dựng không đúng quy hoạch, chất lƣợng cấu kiện công trình kém, công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng không lập quyết toán theo quy định.

- Một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo nên chất lƣợng công trình kém, hiệu quả thấp là do một số nhà thầu năng lực hạn chế, thiết bị thi công thiếu. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan của các nhà thầu thƣờng xuyên phải đối mặt với một khó khăn là thiếu vốn và chậm thanh toán, lại còn phải chịu nhiều chi phí bất hợp lý khác trong quá trình thi công công trình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong thời gian qua công tác quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản đƣợc giao một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện chi trong phạm vi dự toán đƣợc giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chủ động thực hiện rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, khánh thành, chi phí công tác ngoài nƣớc; rà soát các dự án đầu tƣ, đảm bảo phân bổ tập trung, chống dàn trải, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; sắp xếp chi thƣờng xuyên, ƣu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dƣới, kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng NSNN.

Trong tổ chức thực hiện, để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn, phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ đã có những giải pháp quan trọng nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tƣ phát triển và đẩy manh việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không

kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tƣ sang; hạn chế tối đa việc ứng vốn từ NSNN cho các công trình, dự án;

Bên cạnh đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản hƣớng dẫn chính sách, chế độ để tăng cƣờng quản lý chi NSNN, hƣớng dẫn việc quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ; hƣớng dẫn thực hiện mua sắm tài sản từ nguồn dự toán NSNN đƣợc giao. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra tài chính - ngân sách, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.

Chi NSNN đảm bảo theo dự toán đƣợc giao. Công tác điều hành chi NSNN đƣợc thực hiện chủ động, tích cực; đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi về quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội và xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng phát sinh (khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo....).

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thành phố tam kỳ (Trang 91 - 96)