Công tác lập dự toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Công tác lập dự toán chi NSNN

Trong quản lý chi NSNN nhất thiết phải có định mức cho từng nhóm mục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể. Nhờ đó cơ quan tài chính mới có căn cứ để lập các phương án phân bổ NSNN, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng. Đồng thời dựa vào định mức chi mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại đơn vị mình theo đúng chế độ.

Thông thường định mức chi được thể hiện dưới hai dạng: Loại định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN (còn gọi là định mức sử dụng) và loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN (còn gọi là định mức phân bổ).

Để xác định định mức chi, người ta sử dụng một số phương pháp xây dựng như sau:

+ Đối với các định mức sử dụng: - Xác định nhu cầu chi cho mỗi mục;

- Tổng hợp nhu cầu chi theo các mục đã được xác định để biết được tổng mức cần chi từ NSNN cho mỗi đơn vị, mỗi ngành làm cơ sở để lên cân đối chung;

- Xác định khả năng về nguồn tài chính có thể đáp ứng cho nhu cầu chi; - Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho các mục.

+ Đối với định mức phân bổ: - Xác định đối tượng định tính;

- Đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét tính phù hợp của định mức hiện hành;

chi;

- Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức phân bổ theo mỗi đối tượng tính định mức.

Cụ thể nội dung lập dự toán chi NSNN thị xã cho các khoản chi chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển có những điểm khác biệt. Cụ thể

Nội dung lập dự toán chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản có tầm quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao năng suất lao động xã hội.

Lập dự toán chi đầu tư phát triển:

Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ưu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của dự án trong từng thời kỳ và khả năng cân đối của NSNN, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.

Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chưa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của cấp trên giao, trên nguyên tắc vừa đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.

Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH. Cùng với quá trình phát triển KT- XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN.

- Xây dựng dư toán chi thường xuyên:

Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP …liên quan đến chi thường xuyên.

+ Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định. + Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán NSNN do Thủ tướng chính phủ, HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo phân cấp.

+ Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.

+ Số kiểm tra về dự toán NSNN được cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liên kề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)