Những thay đổi cơ bản trong công tác đăng ký đất đai trong quá khứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 43)

đến khi Lut Đất đai 2013 ra đời

Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện. Trong thời kỳ đầu (1945 - 1954), các chính sách đất đai được ban hành từ chỗ chỉ là các Sắc lệnh, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đến nay là Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật.

Từ năm 1945 đến năm 1959, hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chếđộ mới với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chếđộ sở hữu ruộng đất và thu thuếđiền thổ.

Trong giai đoạn 1960 – 1978, công tác quản lý ruộng đất đã phát triển hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở rộng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã và phát triển nông thôn.

Từ năm 1980 đến nay, công tác quản lý đất đai đã phát triển theo hướng hiện đại, mở rộng phạm vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được mở rộng ra nhiều lĩnh vực (t 07 nhóm ni dung đã phát trin thành 15 nhóm ni dung). Hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộđã từng bước được hoàn thiện, năng lực quản lý, chuyên môn và công nghệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai hiện đại, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; đảm bảo công bằng và ổn định xã hội; tăng thu cho ngân sách nhà nước; chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ môi trường.

PHN 3. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CU

- Công tác đăng ký đất đai.

- Thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan.

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động vềđất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất, tiền thuê đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Những người có liên quan:

+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;

+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

3.2. PHM VI NGHIÊN CU

- Về không gian: Văn Phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

- Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016

3.3. NI DUNG NGHIÊN CU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn - Đánh giá về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Văn Quan

- Đánh giá kết quả thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai từ năm 2012 đến năm 2016

Để có thểđánh giá được toàn bộ các thực trạng hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan là một công việc hết sức khó khăn, do vậy, tôi tập

trung nghiên cứu và đi sâu vào 04 hoạt động được Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan thực hiện nhiều nhất, phổ biến nhất, đó là:

+ Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Lập và quản lý sổđịa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động, sổđăng ký;

+ Công tác chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất;

+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Các phương pháp chính sẽđược sử dụng để thực hiện đề tài đó là:

3.4.1. Phương pháp thu thp tài liu, s liu th cp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký đất đai của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường...

- Từ phòng TNMT: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Văn Quan và 1 thị trấn và 3 xã nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016.

- Từ phòng Kinh tế, phòng Thống kê..: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2012 đến 2016.

- Từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2012 - 2016 ( Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công vềđất đai; kết quả thu chi tài chính...).

3.4.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm vềđất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan như: Thị trấn Văn Quan, xã Khánh Khê, xã Văn Đoàn, xã Tân An.

Lựa chọn 1 thị trấn và 3 xã, gồm: Thị trấn Văn Quan, xã Khánh Khê, xã Văn Đoàn, xã Tân An để tiến hành điều tra nghiên cứu.

3.4.3. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan. Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra 100% ( gồm 5 người ) các cán bộ làm việc tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan.

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra hộ gia đình cá nhân đến giao dịch tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan.

1. Phỏng vấn 50 hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vềđất đai lớn, số lượng người dân đến giao dịch cao. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm đó là thị trấn Văn Quan.

2. Phỏng vấn 40 hộ đia đình, cá nhân tại địa bàn có nền kinh tếđã tương đối phát triển, đất đai có xu hướng ổn định, có số lượng người dân đến giao dịch thấp hơn so với Thị trấn Văn Quan. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu 3 đó là xã Khánh Khê.

3. Phỏng vấn 60 hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, mức độ giao dịch thấp so với xã Khánh Khê. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 2 xã đó là xã Văn Đoàn, Tân An.

Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (đối với phiếu phỏng vấn người dân), điều kiện cơ sở vật chất, nhận xét về thực hiện chính sách của Nhà nước (đối với cán bộ Chi nhánh VPĐK). Thông qua đó có thể nhận định được về việc người dân đến với Văn phòng đăng ký thực hiện chủ yếu những quyền gì, mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu được phân bổ như sau: Thị trấn Văn Quan: 50 phiếu; xã Khánh khê: 40 phiếu; xã Văn Đoàn: 30 phiếu; xã Tân An: 30 phiếu.

3.4.4. Phương pháp phân tích, x lý s liu

Sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIU KIN T NHIÊN, KINH T - XÃ HI CA HUYN VĂN QUAN 4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. V trí địa lý

Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.

- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mo

Văn Quan là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trởđược tạo ra bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong huyện, mặt khác, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

4.1.1.3. Khí hu

Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa.

Nhiệt độ trung bình năm là 21,7oC, độ ẩm không khí bình quân 81,5%. Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bịảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm, số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giờ.

4.1.1.4. Thu văn

Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, có 2 con sông lớn chảy qua:

- Sông Kỳ Cùng: thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), bắt nguồn từ núi Bắc Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến huyện Văn Quan, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng đến Điềm He chảy theo hướng Đông Tây, từ Điềm He đến hết ranh giới huyện chảy theo hướng Nam Bắc. Chế độ dòng chảy biến động lớn, về mùa mưa thường xuất hiện lũ.

- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lương Năng, xã Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang; hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng; đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có mạng lưới suối khá dày, nhưng dòng chảy nhỏ nên hiệu ích sử dụng nước không cao.

4.1.1.5. Các ngun tài nguyên

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện có các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất Feralit: Chiếm khoảng 93,47% tổng diện tích đất tự nhiên, gồm các loại sau:

+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq): Chiếm khoảng 61,54% đất đai hiện có. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có tầng dày 50 – 120 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo đến trung bình tùy theo mức độ khai thác. Hàm lượng lân và kali tổng số trung bình, lân và kali dễ tiêu thấp, sắt nhôm di động trung bình; catinon kiềm thấp, đất có phản ứng chua. Được sử dụng trồng rừng, hồi và cây ăn quả.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Chiếm 14,24% diện tích đất, phân bố chủ yếu ở xã Trấn Ninh, xã Hòa Bình, xã Tràng Phái. Đất có tầng dày 1 – 1,5 m, hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tổng số trung bình đến khá; hàm lượng lân, kali dễ tiêu nghèo, ma giê thấp, sắt di động cao; đất có phản ứng chua. Được sử dụng để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

+ Đất đỏ nâu trên sản phẩm phong hóa đá vôi (Fv): Chiếm 10,15% diện tích đất, được phân bố rải rác ở các xã như xã Khánh Khê, xã Tràng Các, xã Tràng Sơn, xã Bình Phúc, Thị trấn Văn Quan... Đất có tầng dày 1 – 2 m với thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình. Hàm lượng chất hữu cơ khá; lân, kali, đạm tổng số trung bình đến nghèo, hàm lượng kali dễ tiêu khá. Được sử dụng để trồng rừng, trồng hồi và cây ăn quả.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Chiếm 7,50% diện tích đất đai. Thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, độ dày tầng đất từ 10 – 20 cm, đất có phản ứng chua, nghèo lân và kali dễ tiêu. Được sử dụng trồng 1, 2 vụ lúa hay 1 màu 1 lúa tùy theo khả năng tưới của từng vùng.

+ Đất vàng xám trên đá macma axit (Ba): Chiếm 5,70% diện tích đất đai. Đất có màu vàng xám, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng canh tác 10 – 20 cm. Hàm lượng mùn, đạm nghèo; lân, kali dể tiêu thấp, đất có phản ứng chua. Sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp.

- Nhóm đất sản phẩm dốc tụ (D): Chiếm khoảng 0,83% diện tích đất đai, nằm ven theo các khe suối, phân bốở nhiều xã trong huyện. Thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Hàm lượng mùn, đạm tổng số nghèo; lân, kali tổng số giàu; lân, kali dễ tiêu nghèo, đất có phản ứng chua, độ dày tầng canh tác 15 – 20 cm. Được sử dụng trồng màu, lúa – màu hoặc 2 lúa.

Còn lại là đất sông suối, núi đá.

Nhìn chung các loại đất của huyện có độ phì nhiêu từ trung bình đến khá, có tầng dày đất khá, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm (cây ăn quả, chè, hồi...).

* Tài nguyên nước

Văn Quan là một trong những huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

- Ngun nước mt: Huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Môpya chảy qua với tổng chiều dài 2 con sông này là 85 km, ngoài ra còn có mạng lưới khe suối cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. Chất lượng nguồn nước khá tốt, là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện.

- Ngun nước ngm: Nguồn nước ngầm của huyện tương đối phong phú và chất lượng nước tốt, tuy nhiên, do điều kiện địa hình là các đồi núi cao nên việc khai thác nguồn nước này gặp nhiều khó khăn.

* Tài nguyên rng

Diện tích đất rừng của huyện Văn Quan tương đối lớn. Theo số liệu thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)