luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất
4.4.3.1. Khái quát chung việc thực hiện công tác chỉnh lý biến động về sử dụng
đất theo quy định của pháp luật khu thực hiện các quyền của người sử dụng
đất
Sự biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải đầy đủ, kịp thời đểđáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai.
Bảng 4.7. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2016
STT Chỉ tiêu
Tổng số hồ sơ qua từng thời kỳ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1
Hồ sơ đăng ký biến động chuyển quyền sử
dụng đất 210 221 201 192 215
2
Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất
152 186 178 190 150
3
Hồ sơ đăng ký xoá thế chấp quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất
92 86 102 120 160
Tổng số
Nguồn tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan
4.4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác chỉnh lý biến động về sử
dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử
dụng đất
Công tác quản lý đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động về đất đai trên địa bàn huyện Văn Quan nói riêng luôn được quan tâm và chỉ đạo sát sao. Các hoạt động đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai, như: công tác lập, thẩm định hồ sơ cấp đổi, cấp mới GCNQSD, chia tách, hợp thửa, tặng cho thừa kế QSD đất; công tác đăng ký giao dịch bảo đảm cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng thẩm quyền, giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo nhanh gọn, kịp thời và không để tình trạng tồn đọng kéo dài.
Huyện Văn Quan tốc độ đô thị hoá trong những năm gần đây có xu hướng phát triển mạnh, thể hiện rõ nhất là sự thay đổi về hạ tầng kỹ thuật. Điều này, đã tạo áp ực cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động vềđất đai nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính gốc, bản đồ địa chính,… của các xã, phường không được chỉnh lý thường xuyên, kịp thời; GCNQSD đất của một bộ phận các hộ gia đình, cá nhân đang thế chấp tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nên chưa thu hồi được để chỉnh lý. Bên cạnh đó, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hiện nay phần lớn chỉ thực hiện
theo phương pháp thủ công, chưa đồng bộ giữa 3 cấp nên gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong thời gian tới.
Phần lớn các xã, phường sau khi thực hiện công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính nhưng không thực hiện đồng thời công tác đăng ký cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân, điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính không đồng bộ, việc cập nhật, chỉnh lý biến động trên hồ sơđịa chính chưa triệt để, mà nguyên nhân chủ yếu là do:
Nguồn tài liệu bản đồ và hồ sơ địa chính được thành lập ở những giai đoạn khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau (Hệ toạđộ HN72, VN2000).
Nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác này còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, chưa đủ về số lượng, chất lượng; trình độ chuyên môn còn hạn chế. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉnh lý biến động.
Chưa có nguồn kinh phí cho công tác chỉnh lý biến động.
Để thực hiện tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai và xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu vềđất đai hoàn chỉnh, cần có những giải pháp cụ thể sau:
Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần, quy trình cập nhật chỉnh lý biến động trên HSĐC phức tạp, trùng lặp do cả hai cấp đều phải thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ lưu ở cấp mình. Hơn nữa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính còn hạn chế dẫn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên hoặc kết quả cập nhật không theo mẫu. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông,…