QUAN
4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước vềđất đai của huyện Văn Quan
4.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất và tổ chức thực hiện
Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp xã. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Lạng Sơn và Sở Tài nguyên Môi trường Lạng Sơn, UBND huyện đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác
xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.
4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Bản đồ đất, phân hạng đất: Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, các xã đã tổ chức công tác đánh giá phân hạng đất theo các yếu tố địa hình, chất đất, chế độ tưới tiêu, vị trí phân bố của khoanh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đó đất được phân thành các hạng phục vụ cho công tác thu thuế nông nghiệp.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016.
* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng thông qua việc lập kế hoạch sử dụng đất của huyện.
4.2.1.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Huyện Văn Quan rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện tại, trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn đều đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất và giao thông ở tỷ lệ 1:2.000. Đồng thời UBND huyện cũng đã và đang triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hàng năm xã và huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chếở một số loại đất.
4.2.1.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Nhìn chung khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do trên địa bàn huyện chưa thống nhất quy trình và giá đền bù do các Văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo, nhiều thủ tục, quy định được đặt ra. Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn
chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độđầu tư.
4.2.1.6. Việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đến nay, UBND huyện Văn Quan đã ban hành nhiều văn bản với nội dung yêu cầu UBND các xã tiến hành đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất trên địa bàn, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Các trường hợp kê khai đăng ký đều được ghi vào sổđịa chính, nếu không được cấp Giấy chứng nhận thì được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý.
UBND huyện Văn Quan cũng đã ban hành nhiều văn bản trong việc triển khai việc thực hiện Luật Đất đai 2013 và các Nghịđịnh của Chính phủ, Thông tư của các Bộ và Quyết định của UBND tỉnh trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên do có sự thay đổi liên tục về các Văn bản pháp luật nên việc triển khai công tác cấp Giấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
4.2.1.7. Về tài chính đất đai, giá đất
Công tác quản lý tài chính vềđất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
4.2.1.8. Về hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai
Huyện Văn Quan đang xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu và phục vụ các dịch vụ công trực tuyến.
4.2.1.9. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê, thống kê đất đai của Huyện đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng
năm của huyện đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Chất lượng thống kê đất đai từng bước được nâng cao công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụđắc lực trong công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn.
4.2.1.10. Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản
Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹđất” của huyện và các tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn huyện đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra vẫn còn phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý sử dụng đất đai rất khó khăn.
4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất
đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện hàng chục trường hợp vi phạm Luật đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn.
4.2.1.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến,
trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết tranh chấp vềđất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài.
4.2.1.14. Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai
Hiện tại huyện chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử dụng đất thông qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện. Do vậy việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động vềđất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của huyện Văn Quan giai đoạn 2012-2016 Quan giai đoạn 2012-2016
So sánh các tiêu chí biến động đất đai tính đến hết ngày 31/12/2015 so với thời kỳ thống kê đất đai năm 2012 trên địa bàn huyện Văn Quan, Tỉnh Lạng Sơn, cụ thể: Tổng diện tích đất tự nhiên theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 là 54755,9 ha so với diện tích đất tự nhiên toàn huyện theo thống kê đất đai năm 2012 là 55028.23 ha, đã có sự biến động so với năm 2012 giảm 272.33 ha.
Từ số liệu thu thập được tại phòng TNMT huyện Văn Quan, tôi tiến hành lập bảng hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất trong 4 năm (2012- 2015) được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Quan năm 2016 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích thống kê năm 2016 So với kiểm kê năm 2012 Diện tích thống kê năm 2012 Tăng(+ ) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4)-(5) Tổng diện tích tự nhiên 54755.9 55028.23 -272.33 1 Đất nông nghiệp NNP 45573.4 46077.60 -504.2
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8707.9 8814.07 -106.17 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7147.03 7025.43 121.6
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3926.19 4012.05 -85.86
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác HNK 3220.84 3013.38 189.46
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1560.88 1788.64 -227.76 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 36763.81 37163.25 -399.44 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 27829.26 27562.52 266.74 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 7845.33 8539.73 -694.4 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1089.22 1061.00 28.22 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 100.23 99.06 1.17 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1.48 1.22 0.26
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2725.12 2585.62 139.5
2.1 Đất ở OTC 636.5 585.16 51.34
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 592.6 544.44 48.16
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 43.9 40.72 3.18
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1270.6 1203.66 66.94 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích thống kê năm 2016 So với kiểm kê năm 2012 Diện tích thống kê năm 2012 Tăng(+ ) giảm(-) 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 17.8 21.38 -3.58 2.2.3 Đất an ninh CAN 1.6 1.57 0.03
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 25.5 23.34 2.16 2.2.5 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 64.7 64.7 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1157.2 1151.92 5.28 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng TTN 4.7 3.72 0.98 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 24.8 21.08 3.72 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN 758.2 771.27 -13.047
2.6 Đất mặt nước chuyên
dùng MMC 30.3 30.3
2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.73 0.73
3 Đất chưa sử dụng CSD 6457.4 6365.01 92.39
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 341.4 242.74 99.33 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 897.6 1626.14 -728.54 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 5218.4 4496.13 722.27
4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Quan năm 2016
4.2.2.2. Tình hình biến động đất đai của huyện Văn Quan giai đoạn 2012-2016
Số liệu trong Bảng 4.5 cho biết, trong 04 năm từ 2012 đến 2016 đã có sự thay đổi sử dụng đất nhất định, cụ thể:
- Diện tích đất nông nghiệp thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 là 45573,4 ha so với diện tích đất đất nông nghiệp theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2012 là 46077,60 ha, giảm 504,2 ha.
thống kê ngày 31/12/2015 là 2725,12 ha so với diện tích đất phi nông nghiệp theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2012 là 2585.62 ha, tăng 139,5 ha.
-Diện tích đất bằng chưa sử dụng theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 là 6457,4 ha so với diện tích đất bằng chưa sử dụng theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2012 là 6465.01 ha, tăng 92,39 ha.
Ta có thể thấy từ năm 2012 đến năm 2016, diện tích đất nông nghiệp của huyện Văn Quan giảm dần, thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân của việc tăng giảm này là do một phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang loại hình đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở nông thôn và đất chuyên dùng.
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
83,23%
4,97% 11,8%
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đất đai năm 2016 huyện Văn Quan
Trong tương lai, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư mới chắc chắn sẽ đòi hỏi việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng. Huyện Văn Quan phải tận dụng triệt để đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp có năng suất thấp, phải tính toán cân nhắc toàn diện lựa chọn bước đi hợp lý khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích khác để bảo đảm tính tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng đất.
Đối với khu vực được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp, phải dựa vào ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, áp dụng các giống mới, cải tạo đất, xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, bù đắp cho phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích khác. Cần có
chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng chuyên canh, các cơ sở chế biến.
Đối với khu vực đất nông nghiệp được quy hoạch cho các dự án xây dựng, việc sử dụng đất phải hết sức hợp lý. Cần phân đợt xây dựng rõ rang để tránh tình trạng để hoang hóa đất đai, đồng thời duy trì việc sản xuất nông nghiệp tạm thời tại các khu vực này trong khi chờđợi việc xây dựng.