của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Xây dựng kế hoạch phối hợp và giao nhiệm vụ với các xã, phường thống kê diện tích đã thu hồi của các dự án, thống kê GCNQD đất của các hộ gia đình, cá nhân có đất đã thu hồi thành 02 nhóm: Nhóm 1 chưa chỉnh lý, tiếp tục thu hồi để chỉnh lý; nhóm 2 vay thế chấp của ngân hàng, quỹ tín dụng có danh sách theo dõi cụ thể để có kế hoạch thu hồi và chỉnh lý ngay sau khi xoá thế chấp, hoặc có lịch làm việc cụ thể với tổ chức tín dụng, ngân hàng để chỉnh lý biến động đối với đất canh tác (không thế chấp);
Tiếp tục kiện toàn Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp huyện; tăng cường cán bộ cho bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ tỉnh đến huyện, nhất là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; tăng cường bổ sung đồng bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc nhằm đáp ứng cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tại các cấp kịp thời;
Tăng cường kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện chuyển giao công nghệ, phần mềm chuyên ngành cho đội
ngũ cán bộ quản lý đất đai cấp huyện, đặc biệt là cán bộ Văn phòng ĐKQSD nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất giữa các cấp quản lý;
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ về công tác chỉnh lý biến động đất đai để chấn chỉnh kịp thời;
Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ, bố trí kinh phí cho công tác chỉnh lý biến động đất đai đối với nơi thực hiện các dự án đầu tư;
Tăng cường quản lý, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất, giám sát các hoạt động bất hợp lý, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.