Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 60)

4.1.3.1. Thun li

Vị trí địa lý của Văn Quan khá thuận lợi, có đường Quốc lộ 1B chạy qua nối thành phố Lạng Sơn qua huyện Bình Gia – Bắc Sơn xuống thành phố Thái Nguyên. Đường Quốc lộ 279 nối thị trấn Văn Quan với Thị trấn Đồng Mỏ và Quốc lộ 1A về thủđô Lạng Sơn.

Văn Quan có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá.

Tài nguyên khoáng sản có nguồn tài nguyên đá vôi rất dồi dào là nguồn nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng các công trình.

Văn Quan có hồ Bản Nầng, hồ Bản Quyền có thể xây dựng du lịch sinh thải nghỉ dưỡng, kết hợp với những lễ hội truyền thống đặc sắc có thể khai thác có hiệu quả phục vụ cho phát triển ngành du lịch.

Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế khá, nguồn lao động dồi dào sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

Công tác văn hoá, y tế, giáo dục... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.

Các chương trình xoá đói, giảm nghèo được triển khai tốt và mang lại hiệu quả cao do huyện được sự quan tâm, chỉđạo của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong huyện.

4.1.3.2. Khó khăn, hn chế

Xuất phát điểm thấp so với các huyện trong tỉnh, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức ì và tư tưởng trông chờ trong nhân dân vẫn còn; huy động vốn trong nhân dân cho đầu tư phát triển sản xuất còn hạn chế và khó khăn, trình độ nhận thức dân trí chưa cao là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của huyện so với các vùng, các khu vực khác trong tỉnh.

Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và hệ thống sông, suối nên việc thiết kế, xây dựng mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhân dân và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn 7 xã, chiếm 29,20% tổng số xã, Thị trấn chưa có đường ô tô

đi lại được 4 mùa, nhiều vị trí đã hư hỏng, xuống cấp như các xã: Đồng Giáp, Đại An, Tràng Sơn, Song Giang, Hữu Lễ, Tràng Các, Phú Mỹ. Cùng với đó là việc áp dụng các máy móc và tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Chất lượng đất của huyện không cao nên việc sản xuất nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao. Cùng với điều kiện khí hậu khắc nghiệp như sương muối, gió lạnh....khiến cây cối, rau màu phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, hạn chế cho việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)