Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 57 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Kim Động

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a) Dân số và lao động:

Dân số huyện Kim Động năm 2017 là 114.539 người, mật độ dân số đạt

1.109 người/km2, trong đó nam có 56.601 người và nữ có 57.938 người. Tỷ lệ

tăng dân số tự nhiên có xu thế ổn định ở mức 10,54%. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2017 của huyện có 69.921 người, chiếm 61,04% dân số. Lao động nông nghiệp có 47.127 người, chiếm tỷ lệ 67,4% số lao động trong độ tuổi.

Bảng 4.1a: Một số chỉ tiêu về dân số năm 2017 huyện Kim Động Tên xã, thị trấn Diện tích Tên xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 103,32 114.539 1.109 Xã Nghĩa Dân 4,5 6.288 1.397 Xã Toàn Thắng 7,3 10.116 1.385 Xã Vĩnh Xá 5,83 6.786 1.163 Xã Phạm Ngũ Lão 6,73 7.351 1.091 Xã Nhân La 3,13 3.576 1.169 Xã Vũ Xá 5,18 4.435 857 Xã Chính Nghĩa 6,52 6.965 1.067 Xã Song Mai 7,38 6.504 893 Xã Đồng Thanh 5,65 6.033 1.067 Xã Thọ Vinh 3,46 6.419 1.851 Xã Phú Thịnh 4,83 5.852 1.213 Xã Mai Động 6,46 5.262 814 Xã Đức Hợp 7,54 7.672 1.017 Xã Hùng An 7,46 6.421 861 Xã Ngọc Thanh 6,56 6.497 990 Xã Hiệp Cường 7,26 8.019 1.104 Thị trấn Lương Bằng 7,53 10.265 1.366

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Động (2017)

b) Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:

Trong giai đoạn 2015-2017, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Kim Động có nhiều biến chuyển tích cực, số liệu cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.1b. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2017 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2017 So sánh năm 2015- 2017 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 6.007 7.275 1.268 Cơ cấu Kinh tế:

- Nông nghiệp – Thủy sản - Công nghiệp – Xây dựng - Thương mại – Dịch vụ % 19,15 46,03 34,82 14,78 57,8 27,42 -4,37 11,77 -7,4 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 72,577 162,525 89,948 Thu nhập bình quân đầu

người

Triệu

đồng/người/năm 35 42 7 Tỷ lệ phát triển dân số % 0,66 0,56 -0,1 Tỷ lệ hộ nghèo % < 3,5 < 3,38 -0,12 Tỷ lệ làng, khu phố văn hóa % 93,8 96,3 2,5 Tỷ lệ gia đình văn hóa % 94,2 94,8 0,06

Nguồn: UBND huyện Kim Động (2015 – 2017)

Qua bảng trên ta thấy, từ năm 2015 đến 2017, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Kim Động đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất tăng 1.268 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện cũng có nhiều thay đổi, giá trị sản xuất từ lĩnh vực Nông nghiệp – thủy sản giảm 4,37%, lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ giảm 7,4% nhưng tại lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng tăng 11,77%. Trong giai đoạn 2015-2017, do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện Kim Động tăng nhanh nên nhu cầu xây dựng của người dân trên cũng tăng theo, đo đó dẫn đến sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế ở lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Sự chuyển dịch này do một phần đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang sác loại hình đất ở và các loại đất chuyên dùng (đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sản xuất phi nông nghiệp).

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017 đạt 162,525 tỷ đồng so với năm 2015 chỉ đạt 72,577 tỷ đồng.

Tình hình kinh tế của huyện phát triển kéo theo đời sống vật chất, tinh thần của người dân tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người có sự thay đổi đáng kể, năm 2015 là 35 triệu đồng/người/năm thì năm 2017 đã đạt 42 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 so với 2015 giảm 0,12%. Tỷ lệ làng, khu phố văn hóa tăng 2,5%, tỷ lệ gia đình văn hóa tăng 0,06%.

* Sản xuất nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.071 tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2016, trong đó: Giá trị trồng trọt đạt 506,360 tỷ đồng, tăng 0,55%; giá trị chăn nuôi đạt 509,148 tỷ đồng, tăng 1,98%; giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt 55,662 tỷ đồng, tăng 4,71%. Tỷ trọng ngành Trồng trọt - Chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp tương ứng là: 47,3%-47,5%-5,2%. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 97,708 tỷ đồng, tăng 2,06% so với năm 2016. Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha đạt 172,8 triệu đồng.

Diện tích trồng lúa cả năm là 8.811ha, giảm 2,55% so với năm 2016; Năng suất lúa bình quân 56,79tạ/ha, giảm 4,35% so với năm 2016; Sản lượng lúa đạt 50.038 tấn. Diện tích lúa chất lượng cả năm là 4730,32 ha, giảm 8,2% so với năm 2016. Diện tích ngô: 1.456ha, tăng 3,8% so với năm 2016; năng suất ngô cả năm: 58,64 tạ/ha, giảm 8,8% so với năm 2016. Diện tích cây công nghiệp: 240 ha, giảm 31,23% so với năm 2016. Diện tích cây có múi 389ha, tăng 33,68% so với năm 2016. Sản lượng cây có múi 5,237 tấn, tăng 4,03% so với năm 2016.

Quy mô chăn nuôi có sự chuyển dịch, có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gà lai Đông Tảo, vịt sinh sản … Tổng đàn trâu là 129 con; tổng đàn bò, bê là 4.590 con (trong đó số bò sữa là 781 con, đạt 103,2% KH, tăng 0,6% so với năm 2016; sản lượng sữa đạt 2,1 triệu lít. Tổng đàn lợn là 41.872 con, giảm 12,67% so với năm 2016. Tổng đàn gia cầm là 1.095 nghìn con, tăng 4,99% so với năm 2016. Sản lượng trứng gia cầm: 74.434 nghìn quả, tăng 11,58% so với năm 2016. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 10.717 tấn, tăng 1,59% so với năm 2016.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 329 ha (giảm 0,6% so với năm 2016). Sản lượng thủy sản: 1.972 tấn, tăng 2,39% so với năm 2016. Nuôi cá lồng bè trên sông Hồng đang được mở rộng. Hiện trên địa bàn huyện có 60 lồng nuôi cá tại xã Mai Động; sản lượng đạt 3-4 tấn / lồng.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt trên 4.570 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 3.365 tỷ đồng, tăng 8,43%; giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.205 tỷ đồng, tăng 7,46% so với năm 2016. Trong năm đã thu hút 05 doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn huyện.

Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 tổng số vốn là 308 tỷ đồng từ nhiều nguồn. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nhà ở huyện Kim Động đến năm 2020. Thẩm định 22 công trình. Qua thẩm định các công trình đều bảo đảm định mức, đơn giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành. Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm: Nhà Văn hóa huyện đến nay khối lượng thi công đạt khoảng 95%; Công trình nhà thư viện và phòng giáo dục nghệ thuật và các hạng mục phụ trợ trường THPT Kim Động đạt 45%; Công trình nhà Văn hóa: thôn Tạ Thượng xã Chính Nghĩa đạt 80%, thôn Đào Lâm xã Nghĩa Dân đạt 65%, thôn Mai Viên xã Song Mai đạt 65%, thôn Phú Cốc xã Phạm Ngũ Lão đạt 55%. Ban hành Quy chế Cấp phép xây dựng đối với thị trấn Lương Bằng; trong năm đã cấp phép cho 8 hộ dân.

* Thương mại và dịch vụ, khoa học và công nghệ

Tổng mức bán lẻ đạt 1.634 tỷ đồng, tăng 5,49% so với năm 2016. Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017; kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn huyện, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thuốc lá (kiểm tra tổng số 12 cơ sở, xử phạt 01 cơ sở về hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu); kiểm tra xử lý 09 cơ sở sản xuất rượu có liên quan đến sử dụng giấy tờ giả (xử phạt 01 doanh nghiệp và 07 cơ sở với tổng số tiền 63 triệu đồng).

* Hoạt động tài chính, tiền tệ:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm đạt 162,525 tỷ đồng (vượt trên 58% KH năm). Trong đó một số khoản thu tăng cao so với KH như: Phí và lệ phí vượt 98,4% KH; thu tiền sử dụng đất vượt 121,6% KH; thuế thu nhập cá nhân vượt 142,9%KH; thu tại xã vượt 437,2% KH....

Phần Cục thuế thu ước cả năm là 4.700 tỷ đồng (vượt 53,6% KH). Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh cả năm ước đạt 283, 905 tỷ đồng (đạt KH).

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện cả năm 415,9 tỷ đồng (vượt trên 11% KH). Trong đó chi ngân sách huyện thực hiện là 286,5 tỷ đồng (vượt

7,1% KH). Chi ngân sách xã thực hiện là 129,4 tỷ đồng (vượt trên 19% KH). Chi ngân sách đảm bảo nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế địa phương.

Hoạt động ngân hàng duy trì phát triển ổn định. Tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định, tập trung chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2017, dư nợ ước đạt trên 4.000 tỷ đồng.

* Thực trạng và xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện

Hiện nay trên địa bàn huyện có thị trấn Lương Bằng nằm tại trung tâm huyện Kim Động. Thị trấn Lương Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn huyện, với quy mô diện tích tự nhiên 743,85 ha, dân số năm 2017 là 9.571 người, 2.925 hộ, mật độ dân số của thị trấn là 1.263 người/km2. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Động đến năm 2020, bên cạnh việc xây dựng hoàn chỉnh thị trấn Lương Bằng hiện có đảm bảo đúng theo quy hoạch. Do đó trong những năm tới cần quy hoạch bố trí đất đai cho các khu vực phát triển theo kiểu đô thị hóa. Tuy nhiên, quy mô của thị trấn còn hẹp, nhà ở trong thị trấn đươc xây dựng khá khang trang bám theo các trục đường trong khu vực nội thị làm cho bộ mặt tuyến phố đẹp hơn; Tuy nhiên, xây dựng nhà ở của người dân còn chưa theo quy hoạch đô thị.

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Là huyện tiếp giáp với thành phố Hưng Yên, nên việc phân bố các khu dân cư nông thôn tại huyện Kim Động rất đa dạng, đông đúc và đã thiết lập từ lâu đời theo kiểu làng, xóm. Dân cư nông thôn của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân tuy được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn gặp khó khăn do thiếu về điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ. Việc bảo vệ môi trường ở các khu vực nông thôn có nhiều hạn chế, chất thải (đặc biệt là chất thải gia súc, gia cầm), rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa có quy định cụ thể một số nơi đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, môi trường đất ... Tính đến hết năm 2017, dân số khu vực nông thôn của huyện Kim Động có 104.274 người, chiếm 91,03% dân số toàn huyện.

chí bình quân mỗi xã đạt 18,19 tiêu chí. 04/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2017 (Đức Hợp, Phú Thịnh, Chính Nghĩa và Hiệp Cường).

Có thêm 06 xãđược công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 02/16 xã đạt 17/19 tiêu

chí, 03/16 xãđạt 16/19 tiêu chí, xã Nghĩa Dân đạt 15/19 tiêu chí. Hệ thống đường

giao thông trong xã được cải thiện đáng kể, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, các xã đều có từ 01-02 trường tiểu học và trung học cơ sở. Nhà văn hóa được xây dựng kèm hội trường, sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Ở một số vùng, nền kinh tế phát triển nhưng do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành tụ điểm kinh tế có ưu thế hơn về phát triển kinh tế như ở xã Thọ Vinh, xã Trương Xá, xã Đức Hợp, xã Nghĩa Dân … Đây là những khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, là các điểm giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, nó mang sắc thái của một đô thị nhỏ, trong tương lai sẽ trở phát triển thành các thị tứ, thị trấn.

*Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông: Công tác giao thông được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động nhiều nguồn vốn và lao động công ích để đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp các tuyến đường từ huyện đến trụ sở các xã, đường liên xã và làm đường bê tông nhiều tuyến đường liên thôn, liên xóm sạch đẹp.

- Đường quốc lộ: Huyện có 10 km quốc lộ 39A chạy dọc huyện và quốc lộ 38 dài 2 km rải nhựa do Trung ương quản lý. Trong quá trình khai thác, đến nay đường đã bị xuống cấp, cần được đầu tư nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến. - Đường tỉnh lộ: Đường 195 là đường trên mặt đê sông Hồng dài 13,30 km rải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp V, với nền 5,5 - 7,5m, được tu sửa thường xuyên và bảo vệ nghiêm ngặt. Đường 205 dài 9 km rải nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV với nền 7,5 m. 53

- Đường huyện lộ: Tuyến huyện lộ thông suốt đến trung tâm các xã, thị trấn với tổng chiều dài là 32,7 km gồm các tuyến đường 208A, đường 208B, đường 208C, đường 61, đường 38B.

- Đường giao thông nông thôn: Với tổng chiều dài 233,95 km, hệ thống đường liên thôn cũng có tiến bộ đáng kể, huyện đã và đang áp dụng phương pháp tổ chức thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí và khuyến khích nhân dân phát triển

- Đường sông: Huyện Kim Động có 45,3 km đường sông chảy qua địa bàn gồm 03 tuyến sông chính là: sông Hồng (13,3 km), sông Cửu An (11 km) và sông Điện Biên (14 km), sông Kim Ngưu và các nhánh sông khác (7 km).

Hệ thống công trình thuỷ lợi: Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có các sông chính như sông Hồng, Điện Biên, Kim Ngưu, Cửu An đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng; ngoài ra còn 23 trạm bơm các loại trên địa bàn và hàng chục km đê sông có tác dụng chống lũ lụt… bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Huyện đã thường xuyên chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất lương thực trên địa bàn huyện, xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)