Cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động củaVăn phòng Đăng ký đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 29 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Văn phòng đăng ký đất đai

2.3.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động củaVăn phòng Đăng ký đất đai

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai như sau:

- Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài

nguyên và Môi trường và các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

- Văn phòng Đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, thị xã, thị xã, thị xã thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, thị xã, thị xã, thị xã thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung chi nhánh thông tin về giao dịch bảo đảm bằng đất đai, tài sản gắn liền với đất (Chính phủ, 2010).

Thông tư số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của liên Bộ Tài chính và Bộ TN&MT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ về nghĩa vụ tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính khi người sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và nhà (nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế chuyển đất đai, thuế thu nhập từ chuyển đất đai lệ phí trước bạ và các khoản thu khác nếu có) (BTC, BTNVMT, 2005).

Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNVMT-BNV-BTC ngày 4 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ- Bộ Tài hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (BTNVMT, BNV, BTC, 2015).

Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi thực hiện đăng ký đất đai tại VPĐKĐĐ, quyền sở hữu được Bộ Luật Dân sự 2005 quy định cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164); Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản (Điều 167); Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168); Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173). Trên cơ sở đó, pháp nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về bất động sản hợp pháp (trong đó có đất đai) đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.

Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐĐĐ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều nhưng được xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập và đưa các VPĐĐĐ đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)