Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Kim Động

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kim

4.1.3.1. Thuận lợi

- Kinh tế nông nghiệp phát triển, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, là điều kiện thuận lợi sản xuất lương thực (nhất là gạo đặc sản), thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp của địa phương đã được người tiêu dùng trong tỉnh và ngoại tỉnh mến mộ. Chuyển động trong lĩnh vực nông nghiệp đi vào thâm canh chuyên sâu, phát triển nông nghiệp đa ngành theo hướng sản xuất hàng hóa. Có nhiều làng nghề có truyền thống lâu đời: Nấu rượu, bánh cánh; sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, có khả năng xuất khẩu như mây tre đan.

- Nguồn lao động của huyện dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, có trình độ, tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo ra được khung thể chế khá hoàn chỉnh, thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập.

- Dân cư tập trung là một lợi thế trong bố trí và đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, lợi thế trong bố trí các dịch vụ xã hội.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị đang từng bước cải tạo và nâng cấp, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện;

- Hệ thống giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để huyện nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn lao động của huyện dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến

thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, có trình độ, tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập.

- Đối với công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất đai trên địa bàn, Kim Động là huyện có hệ thống tài liệu về quản lý đất đai tương đối tốt. Huyện Kim Động đã cơ bản đã hoàn thành được công tác đo đạc bản đồ địa chính cho 17/17 xã, thị trấn bằng công nghệ số hiện đại, đây là cơ sở để công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp.

4.1.3.2. Khó khăn và hạn chế

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nhất là cơ cấu từng ngành, lĩnh vực chuyển dịch còn chậm, chưa đồng đều: Trong nông nghiệp cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi còn hạn chế. Diện tích vụ đông trên đất hai lúa đạt thấp, hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác chưa cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản còn gặp khó khăn. Các doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng trong chuyển đổi cơ chế. Vai trò và hiệu quả kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong cơ chế mới còn hạn chế.

- Sản xuất công nghiệp - tiểu công nghiệp, dịch vụ còn ở quy mô nhỏ, phân tán. Nghề mới phát triển chậm, nghề truyền thống phục hồi còn ít, sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường.

- Mật độ dân số và tỷ trọng lao động làm nông nghiệp khá cao, số lao động chưa có việc làm lớn, gây áp lực về giải quyết việc làm. Lao động thiếu việc làm còn lớn, chất lượng nguồn lao động kỹ thuật cao và tỷ lệ lao động đào tạo còn thấp.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp, GDP/người mới bằng 71% bình quân chung của tỉnh; 58% bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng (tính theo giá hiện hành), tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, thu ngân sách thấp, chưa có ngành sản xuất và sản phẩm mũi nhọn, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của huyện còn thấp.

- Sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ ở nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có trình độ thấp, chậm đổi mới công nghệ, năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao;

kinh tế còn chậm, có mặt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Chất lượng nhân lực, trình độ công nghệ và thiết bị phổ biến ở mức trung bình.

- Về việc sử dụng đất: Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện chưa được khai thác triệt để. Hiện tại toàn huyện vẫn còn 40,41 ha đất chưa sử dụng. Phần diện tích này cần được tiếp tục khai thác đưa vào sử dụng trong những năm tới.

Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch vẫn xảy ra; sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến. Trong sản xuất nông nghiệp vẫn thiếu các giải pháp đồng bộ như chưa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,... đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh hưng yên chi nhánh kim động (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)