Tình hình nghiên cứu, sản xuất nấm Linh Chi trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 26 - 28)

Nấm Linh Chi có giá trị dược liệu và kinh tế cao nên được rất nhiều nhà khoa học của nhiều nước nghiên cứu.

Theo Wang X. J., từ năm 1621 nấm Linh Chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc. Đến năm 1936, Dật Kiến Vũ Hưng và Trực Tính Mạnh Hùng Thị đã nuôi

trồng đại trà thành công nấm Linh Chi Ganoderma lucidium ở Đại học Nông

nghiệp Tokyo, Nhật Bản. Từ đó công nghệ nuôi trồng Linh Chi ở Nhật Bản phát triển mạnh, sản lượng từ năm 1979 – 1995 đã tăng 40 lần (Đỗ Tất Lợi, 1997; Đỗ Tất Lợi, 1994). Nhật Bản là nước đầu tiên trồng thành công nấm Linh Chi và việc nghiên cứu khoa học và bào chế các sản phẩm dược liệu được sếp vào hàng đầu trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có công nghệ sản xuất nấm Linh Chi rất phát triển.

Từ năm 1929, Linh Chi cũng đã được nghiên cứu và nuôi trồng tại Ấn Độ (Beos, 1929) nhưng chỉ phát triển ở quy mô nhỏ.

Ở Canada cũng nghiên cứu nuôi trồng nấm Linh Chi nhằm đánh giá đặc tính phá hủy xenlulose và vận dụng để định dạng nhóm loài, đặc biệt là nhóm

Ganoderma lucidium.

Tại Đài Loan, Peng (1990) và Hseu (1992) đã sưu tầm, nuôi trồng thành công hơn 10 loài Ganoderma khác nhau. Hàn Quốc cũng chiếm một thị phần đáng kể và đặc biệt chú ý tới loài Cổ Linh Chi với hiệu lực chống khối u cao. Song Trung Quốc vẫn được thừa nhận là trung tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng và sản xuất nấm Linh Chi (Zao et Zhang, 1994). Theo thống kê của Moore and Chiu (2000) thì tổng sản lượng Linh Chi toàn cầu năm 1997 đạt khoảng 4300 tấn thì sản lượng của Trung Quốc đã là 3000 tấn.

Các nước Đông Nam Á gần đây cũng bắt đầu nghiên cứu về Linh Chi. Malaysia chú trọng cải tiến các qui trình trồng Linh Chi ngắn ngày trên các phế thải nông nghiệp, thậm chí cho thu quả thể sau 40-45 ngày. Malaysia cũng đã nghiên cứu nuôi trồng thành công loài G. bobisense thường mọc trên cây cọ dầu.

Do có tính dược liệu cao mà nấm Linh Chi đã được xác định là đối tượng

trên các thực nghiệm học và qui mô trồng công nghiêp ở Hoa Kỳ (Allice Chen et

al., 1996) . Việc thành lập viện nghiên cứu nấm Linh Chi Quốc tế ở New York

được cho là một bước tiến quan trọng , đánh dấu một giai đoan mới trong lĩnh vực nghiên cứu và nuôi trồng nấm Linh Chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 26 - 28)