Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 28 - 30)

Từ thập kỷ 70 trở lại đây, một số cơ quan, đơn vị chủ yếu ở Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu chọn tạo các giống nấm ăn và nấm dược liệu như:

- Trung tâm nghiên cứu nấm ăn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trung tâm Vi sinh học và Công nghệ Sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Khoa Sinh học – Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

- Công ty Dược liệu Trung ương II (TP. Hồ Chí Minh).

- Viên nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.

- Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp.

Vào năm 1978, loài G. lucidium mới bắt đầu được nuôi trồng thành công

trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1990, Linh Chi mới bùng nổ ở thành phố Hồ Chí Minh (Đỗ Tất Lợi, 1994), lượng Linh Chi hàng năm mới đạt khoảng 10 tấn (Đỗ Tất Lợi, 1994; Cổ Đức Trọng, 1993;1995). Đến năm 1994, Phạm Quang Thu đã đưa nấm Lim – một chủng Linh Chi của vùng rừng lim Bắc Bộ vào nuôi trồng chủ động . Năm 1995 -1996, Lê Xuân Thám ở Viên nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã nuôi trồng thành công 11 chủng Linh Chi thuộc 3 chi: Ganoderma, Amayroderma và Humphreya.

Từ năm 1997 đến nay, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công nhiều chủng nấm Linh Chi khác nhau, mở rộng phong trào nuôi trồng Linh Chi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, việc trồng các loại nấm ăn nói chung và nấm dược liệu nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người, mà đặc biệt là nấm Linh Chi – một loại nấm dược liệu quý.

Tuy nhiên, công tác phát triển nghề trồng nấm ở nước ta trong thời gian qua còn tồn tại một số vấn đề sau:

Các chủng loại giống nấm đưa ra nuôi trồng còn ít so với khu vực và thế giới.

Công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen nấm cần được đầu tư, học tập và trao đổi nhiều hơn để nâng cao trình độ, chống thoái hóa giống.

Các cơ sở nuôi trồng nấm còn nhỏ lẻ, phân tán. Quy mô sản xuất còn mang tính thời vụ, thủ công, chưa áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất công nghiệp.

Khâu chế biến trình độ còn thấp, chủ yếu là sơ chế và tiêu thụ sản phẩm tuơi. Công tác nghiên cứu và các giải pháp về phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất còn chưa được chú ý đúng mức để phát triển nấm bền vững.

Công việc nghiên cứu xử lý bã nấm thành nguồn phân bón hữu cơ chưa được đầu tư nhiều, còn bỏ phí nguồn phân hữu cơ rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp.

Chính vì vậy, lượng nấm sản xuất ra ở nước ta hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Các sản phẩm nấm được người tiêu dùng sử dụng hiện nay vẫn phải nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… và vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.

Nhưng hiện nay, dưới định hướng của Chính phủ, các Bộ, Ngành việc phát triển sản xuất Nấm ăn – Nấm dược liệu đã được coi trọng. Trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, sản phẩm Nấm ăn – Nấm dược liệu đã được đưa vào danh mục Sản phẩm quốc gia.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)