Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại nấm Linh Chi khi nuôi trồng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 51 - 54)

tại Hà Nội

Mùa nóng, khi nhiệt độ trên 300c, nuôi trồng nấm Linh Chi phải đối mặt với

không ít khó khăn do thời tiết, khí hậu… và đặc biệt là do sâu, bệnh hại gây ra. Sâu, bệnh hại không những làm giảm trầm trọng năng suất mà còn làm giảm chất chất lượng của nấm Linh Chi, các loại sâu bệnh hại nấm ăn và nấm dược liệu gồm: sâu đục thân, nấm tạp nhiễm gây bệnh, vi khuẩn, mốc đầu quả thể,… đánh giá một số thành phần sâu bệnh hại chính trên các nấm Linh Chi khi nuôi trồng tại Hà Nội, kết quả chúng tôi thu được ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Thành phần và mức độ sâu bệnh hại trên các chủng nấm Linh Chi nuôi trồng tại Hà Nội

Sâu bệnh Giống

Sâu đục thân Nhiễm mốc xanh Thối mầm

GA-1 +++ +++ ++ GA-2 ++ +++ + GA-3 +++ +++ ++ GA-4 ++ +++ + GA-10 ++ +++ ++ - không bị bệnh + Mức độ nhẹ: dưới 5 % ++ Mức độ trung bình: 5 – 12% +++ Mức độ nặng: Trên 20%

Đánh giá một số thành phần sâu bệnh hại chính trên các giống nấm Linh Chi nghiên cứu thấy có 3 loại sâu bệnh hại chính. Bệnh mốc xanh là bệnh thường gặp, phát sinh quanh năm, chủ yếu vào hè và mùa lạnh . Bệnh thối nhũn mầm chủ yếu phát sinh vào mùa ẩm. Nhìn chung các giống nấm Linh Chi có mức độ nhiễm bệnh hại khác nhau, song hầu hết các chủng khi trồng tại Hà Nội đều bị nhiễm mốc xanh ở mức độ nặng bệnh sâu đục thân chủng GA-1 và GA-3 ở mức độ nặng, còn lại các chủng khác ở độ trung bình.Trong cùng thời điểm này các chủng nấm Linh Chi trồng tại Tam Đảo không sâu hại, quả thể chỉ bị nhiễm mốc xanh và thối mầm ở mức độ nhẹ, quả thể hình thành tán to, cân đối.

Hình 4.4. Hình ảnh quả thể GA10 và GA1 nuôi trồng tại Hà Nội bị sâu bệnh hại

4.2.5. Đánh giá năng suất cá thể các chủng nấm và hiệu suất sinh học

Năng suất và hiệu suất học của nấm là những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với người sản xuất. Theo dõi về chỉ tiêu năng suất cá thể cũng như hiệu suất sinh học của các chủng nấm được trồng tại Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh năng suất cá thể các chủng nấm và hiệu suất sinh học

Giống

Thu lần 1

Khối lượng tươi / 1 tai nấm (gam)

Hiệu suất sinh học (%)

GA1 24,5 3,7 GA2 25,4 3,6 GA3 44,5 7,2 GA4 23,8 3,7 GA10 21,2 3,5 LSD 5% 1,7 CV% 3,2

Kết quả ở bảng 4.10. cho thấy, năng suất cá thể của các chủng nấm nhìn chung là thấp, dao động từ 21,2 gam đến 44,5 gam. Trong đó, chủng nấm GA3 có năng suất cá thể cao nhất, đạt trung bình 44,5 (gam).Với LSD 5% = 1,7, thì các chủng nấm GA1, GA2, GA4 không có sự sai khác về mặt thống kê đạt trung bình lần lượt là 24,5 gam; 25,4gam; 23,8 gam. Chủng GA10 có năng suất thấp nhất, đạt 21,2 gam.

Sau khi cắt lần một, do nhiệt độ cao nên nấm không mọc tiếp cho lứa hai. Khiến cho năng suất tổng thu trên khối lượng nguyên liệu giảm. Nên hiệu suất sinh học rất thấp. So với năng suất và hiệu suất sinh học các chủng nấm được trồng tại Tam Đảo thì năng suất và hiệu suất sinh học của các chủng nấm được trồng tại Hà Nội thấp hơn rất nhiều.

Theo dõi về chỉ tiêu hiệu suất sinh học ta được kết quả thu được ở cột 3 bảng 4.10.

Từ kết quả cho thấy, tất cả các chủng nấm có hiệu suất sinh học rất thấp. Chủng GA3 có hiệu suất sinh học cao nhất đạt 7,2 %, tiếp đến là các chủng nấm GA1, GA4, GA2 đạt lần lượt là 3,7%, 3,7% và 3,6%. Chủng GA10 có hiệu xuất sinh học thấp nhất, đạt 3,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)